Hơi thở có mùi hôi từ dạ dày. Cách điều trị dứt điểm

Biên tập: Nguyễn Hương 23-07-2024 56 lượt xem

Hơi thở có mùi hôi từ dạ dày là tình trạng khôi phải xuất phát từ vấn đề răng miệng mà do các bệnh lý từ dạ dày. Để biết cách điều trị dứt điểm hôi miệng từ dạ dày bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Hơi thở có mùi hôi từ dạ dày là dấu hiệu gì?

Hơi thở có mùi hôi từ dạ dày có thể là do chế độ ăn uống hoặc có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải các bệnh liên quan đến dạ dày.

Hôi miệng do trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là tình trạng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản. Đây là một loại bệnh tiêu hóa gặp ở bất kì độ tuổi nào. Triệu chứng của trào ngược dạ dày ợ nóng, đau ngực, đắng miệng và hôi miệng.

Loét dạ dày hoặc tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là tình trạng những vết loét phát triển trên niêm mạc của dạ dày và đoạn đầu của ruột non, thường xảy ra do vi khuẩn HP và thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

Khi bị viêm loét dạ dày bị viêm do khuẩn HP sẽ tạo ra khí dimetin sunfua, sunfua và metin mecaptan gây mùi hôi khó chịu.

Tắc nghẽn đường tiêu hóa

Thức ăn sau khi được nghiền nhỏ sẽ chuyển đến hệ tiêu hóa để chuyển đổi năng lượng và thải ra bên ngoài. Khi bị tắc nghẽn đường tiêu hóa thức ăn bị lưu lại trong dạ dày, lâu ngày sẽ lên men và gây ra mùi hôi miệng.

Hôi miệng hở van dạ dày

Van dạ dày thường luôn trong trạng thái đóng chặt và chỉ mở ra khi ăn uống. Khi bệnh nhân mắc bệnh lý hở van dạ dày, van này sẽ luôn mở ra khiến dịch vị, mùi thức ăn bị trào ngược lên thực quản, cuống họng gây ra tình trạng hôi miệng.

Cách nhận biết hơi thở có mùi hôi từ dạ dày

Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên hôi miệng do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau nên việc nhận bạn cần biết cách để nhận biết hôi miệng của mình do đâu. Với tình trạng hơi thở có mùi hôi từ dạ dày bạn có thể nhận biết theo những dấu hiệu sau:

Hôi miệng sau vệ sinh răng miệng

Thông thường sau khi ngủ dậy hay ăn thức ăn khiến miệng có mùi nặng nhưng sau vệ sinh răng miệng tình trạng hôi miệng sẽ giảm dần và biến mất.

Nhưng với những trường hợp hơi thở có mùi hôi từ dạ dày, sau vệ sinh răng miệng bạn lấy hơi và thở ra vẫn thấy có mùi hôi, đó có thể là dấu hiệu hơi thở có mùi hôi từ dạ dày

Lưỡi xuất hiện nhiều cặn trắng

Khi bạn mắc các bệnh như trào ngược dạ dày thực quản axit từ dạ dày sẽ đưa lên khoang miệng gây kích ứng niêm mạc miệng, lưỡi khiến chúng có màu trắng khác thường.

Gặp các vấn đề từ dạ dày

Nếu bạn gặp các tình trạng ợ nóng, ợ chua, đau hoặc khó chịu ở vùng thượng vị là dấu hiệu bạn có thể bị hôi miệng từ dạ dày.

Nếu bạn có triệu chứng hôi miệng kéo dài hoặc nghi ngờ do các vấn đề liên quan đến dạ dày, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Cách trị hôi miệng từ dạ dày hiệu quả

Điều trị hôi miệng từ dạ dày thường tập trung vào việc giải quyết nguyên nhân gốc rễ thì mới có thể khắc phục được. Dưới đây là cách trị hôi miệng từ dạ dày

Trị hôi miệng từ dạ dày hiệu quả

Thông thường với những bệnh về dạ dày hay đường tiêu hóa, việc điều trị bằng thuốc là cách để giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh và hiệu quả. Một số loại thuốc được sử dụng để trị hôi miệng từ dạ dày như:

Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Omeprazole (Prilosec), Esomeprazole (Nexium). Lansoprazole (Prevacid), Pantoprazole (Protonix) có tác dụng giảm sản xuất axit dạ dày, giúp giảm triệu chứng trào ngược và hôi miệng.

Thuốc kháng H2: Thuốc có tác dụng giảm lượng axit do dạ dày tiết ra. Thuốc kháng H2 gồm Ranitidine (Zantac), Famotidine (Pepcid), Cimetidine (Tagamet)

Thuốc trung hòa axit: Có tác dụng giảm axit dạ dày tạm thời, giúp giảm triệu chứng trào ngược. Thuốc gồm có các loại như Maalox, Mylanta, Tums.

Thuốc Bismuth subsalicylate: Giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và tiêu diệt vi khuẩn HP.

Lưu ý khi sử dụng những loại thuốc điều trị hôi miệng từ dạ dày:

Tuân thủ phác đồ điều trị: Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng.

Theo dõi và tái khám: Sau khi hoàn thành phác đồ điều trị, cần tái khám để đảm bảo vi khuẩn HP đã bị tiêu diệt và vết loét đã lành hoàn toàn.

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống: Tránh thực phẩm gây kích thích, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, và tránh ăn ngay trước khi đi ngủ.

Trị hôi miệng bằng những sản phẩm tự nhiên

Trị hôi miệng từ dạ dày bằng các sản phẩm tự nhiên có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng và cải thiện sức khỏe tổng quát của hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số biện pháp tự nhiên bạn có thể thử:

Gừng: Gừng là sản phẩm có mùi thơm và chứa chất chống oxy hóa giúp giúp giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây mùi. Cách dùng gừng có thể uống trà gừng hoặc nhai một miếng gừng tươi sau bữa ăn.

Nước chanh: Nước chanh giàu vitamin C, có tính axit tự nhiên, giúp làm sạch dạ dày và giảm hôi miệng. Để trị hôi miệng bạn hãy uống một cốc nước chanh ấm pha mật ong vào buổi sáng trước khi ăn.

Trà xanh: Trà xanh chứa chất chống oxy hóa và có tính kháng khuẩn bạn uống 2 – 3 tách trà mỗi ngày để giúp làm sạch miệng và dạ dày.

Giấm táo: Giấm táo giúp cân bằng độ pH trong dạ dày và giảm trào ngược axit. Cách dùng giấm táo bạn pha một thìa giấm táo vào một cốc nước ấm và uống trước bữa ăn.

Tuy nhiên, bạn nên kết hợp với việc duy trì vệ sinh răng miệng tốt, tránh thực phẩm gây kích thích, uống đủ nước để tăng hiệu quả điều trị hơi thở có mùi hôi từ dạ dày.

Đánh giá bài viết

Trên đây là bài viết Hơi thở có mùi hôi từ dạ dày. Cách điều trị dứt điểm mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc