Dấu hiệu sâu răng và cách điều trị

Biên tập: Nguyễn Hương 07-08-2024 29 lượt xem

Dấu hiệu sâu răng nào giúp bạn nhận biết mình đang có nguy cơ hay đã mắc bệnh sâu răng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Dấu hiệu sâu răng

Nhận biết sớm dấu hiệu sâu răng là rất quan trọng để điều trị kịp thời và ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những dấu hiệu của sâu răng phổ biến:

Đau răng:

Cảm giác đau nhức ở răng bị sâu, đặc biệt khi nhai hoặc cắn thức ăn. Đau răng có thể từ nhẹ đến dữ dội và có thể liên tục hoặc chỉ xảy ra khi ăn uống.

Những cơn đau răng có thể tập trung ở một răng hoặc lan ra nhiều răng khác.

Nhạy cảm với nhiệt độ:

Răng trở nên nhạy cảm với thức ăn và đồ uống nóng hoặc lạnh. Cảm giác đau nhói hoặc khó chịu khi tiếp xúc với nhiệt độ thay đổi là dấu hiệu của sâu răng bạn có thể tự cảm nhận được.

Đổi màu răng:

Đổi màu răng là dấu hiệu răng bị sâu dễ nhận biết nhất. Giai đoạn đầu của sâu răng thường xuất hiện các vết trắng đục trên bề mặt răng, do mất khoáng chất.

Khi sâu răng tiến triển, các vết sâu có thể chuyển sang màu nâu hoặc đen do vi khuẩn và mảng bám tích tụ.

Lỗ hổng trên răng:

Ban đầu, lỗ sâu có thể rất nhỏ và khó nhận biết mà không có kiểm tra nha khoa.

Khi không được điều trị, lỗ sâu có thể phát triển lớn hơn và dễ dàng nhìn bằng mắt thường. Các lỗ hổng này thường là nơi thức ăn và mảng bám dễ dàng tích tụ.

Hôi miệng:

Vi khuẩn gây sâu răng sản xuất axit và các chất gây mùi hôi khó chịu dù đã vệ sinh răng miệng đúng cách.

Sưng hoặc đỏ nướu:

Nướu xung quanh răng bị sâu có thể sưng, đỏ hoặc chảy máu khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Đôi khi có mủ xuất hiện xung quanh răng hoặc nướu bị viêm.

Nguyên nhân gây sâu răng ở người lớn

Sâu răng là vấn đề xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhưng với người lớn sâu răng được đặc biệt quan tâm hơn. Vậy nguyên nhân gây sâu răng ở người lớn do đâu:

Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng có vai trò quan trọng quyết định phần lớn đến sức khỏe răng miệng. Khi bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách hay lười vệ sinh răng miệng thức ăn và vi khuẩn sẽ tích tụ lại trên răng gây nên sâu răng.

Chế độ ăn uống kém

Tiêu thụ nhiều kẹo, bánh ngọt và các thực phẩm chứa đường cao. Hay uống nhiều nước trái cây có axit, nước ngọt có gas, rượu có thể làm mòn men răng và tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.

Thiếu fluoride

Fluoride giúp bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng. Thiếu fluoride răng sẽ không được bảo vệ toàn diện làm tăng nguy cơ sâu răng.

Khô miệng

Nước bọt giúp rửa sạch mảng bám và vi khuẩn khỏi răng, khô miệng do thiếu nước tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

Hút thuốc và dùng đồ có cồn

Thuốc lá và đồ có cồn có thể làm giảm lưu lượng nước bọt, làm hư hại men răng, gây khô miệng và tăng nguy cơ sâu răng.

Bệnh lý toàn thân

Người bị tiểu đường, trào ngược dạ dày có nguy cơ cao bị sâu răng do lượng đường trong máu cao và khả năng chống nhiễm trùng kém.

Yếu tố di truyền

Một số người có cấu trúc răng hoặc lượng nước bọt ít do di truyền, dễ bị sâu răng hơn.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể gây khô miệng làm giảm lưu lượng nước bọt và tăng nguy cơ sâu răng.

Cách điều trị sâu răng

Để điều trị sâu răng hiệu quả cần dựa vào mức độ nghiêm trọng của của tình trạng sâu răng.

Điều trị sâu răng giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu hay còn gọi là giai đoạn mới chớm sâu răng nên việc điều trị sẽ đơn giản hơn. Bác sĩ sẽ dùng gel fluoride để làm tăng sức đề kháng của men răng. Cùng với đó bạn hãy tăng cường vệ sinh răng miệng mỗi ngày để loại bỏ những video và thức ăn thừa tránh làm tăng nguy cơ sâu răng nặng hơn. Giảm tiêu thụ đồ ngọt và các thực phẩm chứa nhiều đường.

Điều trị sâu răng ở mức độ trung bình

Với những trường hợp sâu răng chưa vào tủy răng bác sĩ sẽ làm sạch khu vực bị sâu, loại bỏ phần mô răng bị hỏng và trám lại bằng vật liệu hàn răng composite nhằm giúp phục hồi cấu trúc và chức năng của răng, ngăn ngừa sâu răng tiến triển.

Điều sâu răng vào tủy

Với những trường hợp răng đã sâu vào tủy gây đau nhức khó chịu. Nếu để lâu sẽ có nguy cơ mất răng và ảnh hưởng đến các răng khác.

Để điều trị răng sâu vào tủy bác sĩ sẽ loại bỏ mô tủy răng bị viêm hoặc nhiễm trùng, làm sạch ống tủy, sau đó lấp đầy ống tủy và trám lại răng.

Cách này sẽ giúp cứu chữa răng khi tổn thương đã ảnh hưởng đến tủy và duy trì răng lâu dài.

Sau khi điều trị tủy, bạn có thể phục hình răng sứ để bảo vệ và phục hồi chức năng của răng tốt nhất.

Điều trị sâu răng nghiêm trọng

Với những trường hợp sâu răng nghiêm trọng, thân răng đã bị gãy vỡ hoàn toàn và có nguy cơ lây nhiễm cao, nhổ răng là cách duy nhất để khắc phục.

Sau nhổ răng bạn nên trồng lại răng mất để tránh tiêu xương, xô lệch răng, sai khớp cắn, nguy cơ mất nhiều răng cao.

Hiện nay cấy implant là giải pháp lấy lại răng mất tốt nhất. Bác sĩ sẽ cấy một trụ implant vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất, sau đó gắn răng sứ lên trụ implant.

Răng implant có chức năng như một răng thật giúp bạn ăn nhai thoải mái, tự tin giao tiếp.

Nhưng bạn hãy nhớ rằng, dù điều trị bằng bất kì phương pháp nào thì hãy chọn nha khoa uy tín, tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và chăm sóc răng miệng thật tốt để có được kết quả tốt và lâu dài nhất.

Đánh giá bài viết

Trên đây là bài viết Dấu hiệu sâu răng và cách điều trị mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc