Bé bị hôi miệng do đâu và cách đánh bay hôi miệng ở trẻ

Biên tập: Nguyễn Hương 13-07-2024 67 lượt xem

Bé bị hôi miệng khiến bố mẹ vô cùng lo lắng, không biết nguyên nhân do đâu khiến bé nhà mình bị hôi miệng. Để biết nguyên nhân và cách điều trị hôi miệng cho bé, cha mẹ hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Trẻ bị hôi miệng do đâu?

Hôi miệng không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn cả ở trẻ nhỏ. Vậy bé bị hôi miệng do những nguyên nhân nào, cũng tìm hiểu dưới đây.

Bé bị hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém

Các mẹ vệ sinh răng miệng cho bé không đúng cách hoặc lười vệ sinh cho bé khiến cặn sữa và thức ăn đọng lại trong các kẽ răng, nướu và lưỡi. Từ đó vi khuẩn trong khoang miệng phát triển gây nên mùi hôi khó chịu.

Khi miệng

Khô miệng là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng ở trẻ em. Khi bé bị khô miệng do có thể thiếu nước hoặc do thói quen mút ngón tay, ngậm đồ chơi, trẻ thở miệng. Khi miệng bị khô vi khuẩn sẽ phát triển khiến miệng của trẻ có mùi hôi.

Dị vật trong mũi

Trẻ em thường hay tò mò và nghịch những đồ vật nhỏ rồi đút vào lỗ mũi. Khi những đồ vật mắc trong đường mũi của bé lâu ngày có thể gây gây nhiễm trùng và hơi thở của bé có mùi hôi.

Sâu răng hoặc các vấn đề răng miệng khác

Khi miệng của bé không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến sâu răng, viêm nướu, áp xe răng,… vi khuẩn từ những bệnh lý này là nguyên nhân khiến miệng bé có mùi hôi. Ngoài ra, những bệnh lý này còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nếu những không được điều trị kịp thời.

Trẻ bị mắc các bệnh lý khác

Khi trẻ bị viêm amidan, viêm xoang, hoặc nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây hôi miệng.

Trẻ ăn những thức ăn nặng mùi

Với những trẻ bắt đầu ăn dặm cha mẹ cho bé ăn những thức ăn có mùi nặng cũng khiến miệng của bé xuất hiện mùi hôi. Tuy nhiên, những mùi từ thức ăn sẽ mất đi sau 1 – 2 lần vệ sinh răng miệng.

Cách phòng ngừa bé bị hôi miệng

Phòng ngừa hôi miệng ở trẻ em yêu cầu sự chú ý đến vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống của bé. Dưới đây là các biện pháp cụ thể:

Thay đổi cách vệ sinh răng miệng ở trẻ

Với những trẻ nhỏ chưa thể vệ sinh răng miệng cha mẹ hãy hỗ trợ bé vệ sinh miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sáng thức giấc bằng rơ lưỡi, khăn mềm để loại bỏ những cặn sữa thừa hoặc thức ăn.

Với những trẻ đã mọc răng và có khả năng tự vệ sinh răng miệng cha mẹ hãy hướng dẫn và hỗ trợ bé vệ sinh răng miệng đúng cách để giúp miệng luôn thơm mát. Với những trẻ nhỏ cha mẹ nên chọn những bàn chải có kích thước nhỏ, lông mềm, ngộ nghĩnh và kem đánh răng vị trái cây để tăng sự yêu thích vệ sinh răng miệng của trẻ.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Với những trẻ bắt đầu ăn dặm các mẹ nên thay đổi và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé giúp tăng sức đề kháng để chống lại những vi khuẩn có hại.

Cho bé uống đủ nước mỗi ngày để bé không bị hô miệng hoặc thiếu nước trong cơ thể dẫn đến miệng của bé bị hôi.

Duy trì vệ sinh cá nhân

Ngoài việc vệ sinh răng miệng cho bé cha mẹ nên rửa tay cho bé sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.

Những đồ chơi và các vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên tránh đưa vi khuẩn vào trong miệng của bé.

Điều chỉnh thói quen

Hướng dẫn trẻ thở bằng mũi thay vì miệng, vì thở bằng miệng có thể làm khô miệng và tăng nguy cơ hôi miệng.

Thay đổi những thói quen ngậm ngậm ngón tay hoặc nghịch đồ vật nhỏ tránh sự tò mò của bé gây nên những điều xấu.

Điều trị các vấn đề y tế liên quan

Nếu trẻ có viêm amidan, viêm xoang, các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, hệ tiêu hóa cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi bệnh chấm dứt tình trạng hôi miệng cũng dần được cải thiện.

Bé bị hôi miệng khi nào cần đến nha khoa?

Hôi miệng không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang gặp vấn đề về sức khỏe. Bởi vậy nếu thấy tình trạng hôi miệng của trẻ kéo dài hơn một tuần mặc dù đã chăm sóc răng miệng đúng cách và áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

Đồng thời kèm theo các triệu chứng đau răng, sưng nướu, chảy máu nướu cha mẹ hãy đưa bé đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều trị các vấn đề răng miệng.

Khi thăm khám nếu miệng của bé không có vấn đề gì mà miệng bé vẫn có mùi hôi, cha mẹ hãy đưa bé đến những bệnh viện đa khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm toàn thân. Bởi nguyên nhân khiến bé bị hôi miệng không chỉ bắt nguồn từ miệng mà còn từ bệnh lý cơ thể.

Qua đây có thể thấy được việc chăm sóc cho răng miệng của trẻ nhỏ hết sức quan trọng, cha mẹ hãy lưu ý, nếu thấy bé có dấu hiệu lạ hãy tìm hiểu và tìm ra hướng điều trị cho bé sớm nhất nhé.

Đánh giá bài viết

Trên đây là bài viết Bé bị hôi miệng do đâu và cách đánh bay hôi miệng ở trẻ mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc