Nguyên nhân sâu răng không chỉ do vệ sinh răng miệng kém mà còn do nhiều nguồn khác nhau. Để biết nguyên nhân bị sâu răng do đâu và cách điều trị thế nào, hãy cùng VIET SMILE đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Sâu răng là gì?
Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, biểu hiện là trên bề mặt răng, thân răng xuất hiện những vết đen nhỏ hoặc to tùy vào tình trạng sâu. Với những răng mới chớm sâu bạn sẽ khó phát hiện bởi chúng không có hiểu hiện gì nhiều. Khi sâu răng tiến triển nặng bạn sẽ thấy răng nhạy cảm hơn, kèm đau nhức khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.
Nguyên nhân sâu răng do đâu?
Theo nghiên cứu sâu răng do rất nhiều nguyên nhân gây nên, tiêu biểu như:
Cao răng mảng bám
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sâu răng. Cao răng mảng bám được hình thành do vệ sinh răng miệng kém, thức ăn sẽ đọng lại trên răng, lâu ngày bị oxy hóa bởi axit trong miệng tạo thành cao răng. Từ đó vi khuẩn sẽ phát triển tấn công các tổ chức răng dẫn đến sâu răng.
Chế độ ăn uống không tốt
Khi bạn tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt, đồ có cồn, đồ chua chứa nhiều axit làm mòn men răng, tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn phá hủy răng.
Khô miệng
Nước bọt có tác dụng làm sạch khoang miệng và trung hòa axit. Tình trạng khô miệng sẽ làm giảm khả năng tự bảo vệ của răng, làm tăng nguy cơ sâu răng.
Những thói quen xấu
Những thói quen như dùng răng để cắn những đồ cứng dễ gây tác động đến răng khiến chúng bị gãy, vỡ, nứt, mở ra con đường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
Thói quen hút thuốc lá thường xuyên cũng là nguyên nhân gây sâu răng, bởi trong thuốc lá có chứa chất nicotin và nhiều chất độc hại khác ảnh hưởng đến răng miệng.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể làm giảm lượng nước bọt hoặc gây khô miệng, làm tăng nguy cơ sâu răng.
Sâu răng nguy hiểm không?
Ở mức độ nhẹ thì sâu răng không ảnh hưởng quá nhiều nhưng nếu không được điều trị kịp thời sâu răng có thể trở nên nguy hiểm và các vấn đề nghiêm trọng sau đây:
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Nếu gặp phải sâu răng ở những răng cửa sẽ làm giảm thẩm mỹ nụ cười, khiến bạn không được tự tin và ảnh hưởng đến giao tiếp hằng ngày.
Đau nhức và khó chịu
Sâu răng có thể gây ra đau nhức, đặc biệt là khi ăn hoặc uống đồ nóng, lạnh, hoặc ngọt. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng và liên tục nếu sâu răng lan sâu vào lớp ngà và tủy răng.
Nhiễm trùng
Khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, chúng có thể gây nhiễm trùng và áp-xe răng, một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng có thể lan rộng ra vùng xung quanh, bao gồm xương hàm và các vùng khác trong cơ thể.
Mất răng
Nếu sâu răng tiến triển quá mức và làm hỏng cấu trúc răng, có thể dẫn đến mất răng. Mất răng không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và nói chuyện mà còn làm giảm thẩm mỹ của nụ cười.
Vấn đề về khớp cắn và hàm
Mất răng hoặc răng bị hư hỏng có thể ảnh hưởng đến khớp cắn và gây ra các vấn đề về hàm, chẳng hạn như lệch hàm hoặc đau hàm.
Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân
Nhiễm trùng từ răng có thể lan ra các bộ phận khác của cơ thể, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc, và các bệnh lý khác.
Tốn kém chi phí điều trị
Sâu răng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể đòi hỏi các phương pháp điều trị phức tạp và đắt đỏ hơn như điều trị tủy răng, phẫu thuật hoặc cấy ghép implant.
Cách điều trị sâu răng dứt điểm
Điều trị sâu răng dứt điểm đòi hỏi sự can thiệp kịp thời và đúng phương pháp. Dưới đây là các bước và phương pháp điều trị sâu răng dứt điểm:
Thăm khám và chẩn đoán bệnh
Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra kỹ lưỡng răng miệng để xác định vị trí và mức độ sâu răng.
Tiếp đến bác sĩ cần chụp phim x-quang để đánh giá chính xác tổn thương, đặc biệt là những tổn thương sâu hoặc không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Gây tê
Để đảm bảo bạn không cảm thấy đau trong quá trình điều trị bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ tại vị trí răng cần điều trị.
Điều trị sâu răng
Bác sĩ sử dụng dụng cụ nha khoa để loại bỏ mô răng bị sâu, làm sạch kỹ khu vực bị tổn thương
Nếu sâu răng đã lan đến tủy răng gây viêm hoặc nhiễm trùng, cần phải thực hiện quy trình lấy tủy răng.
Sau đó mới trám răng bằng vật liệu trám như composite hoặc bọc sứ để khôi phục hình dạng và chức năng của răng.
Với những trường hợp sâu răng quá nặng, có nguy cơ lây lan video bác sĩ sẽ phải nhổ bỏ. Để đảm bảo chức năng nhai và thẩm mỹ cấy ghép implant khôi phục răng là giải pháp tốt nhất.
Sau điều trị sâu răng bạn hãy chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách và thám răng định kỳ giúp theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề để điều trị kịp thời.
Trên đây là bài viết Nguyên nhân sâu răng và cách điều trị mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.