Nước bọt có mùi hôi chữa được không?

Biên tập: Nguyễn Hương 23-07-2024 77 lượt xem

Nước bọt có mùi hôi khiến bạn không tự tin khi giao tiếp, ăn uống không ngon miệng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như sức khỏe. Để biết nước bọt có mùi hôi chữa được không các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Tại sao nước bọt lại có mùi hôi

Nước bọt nay còn gọi là nước miếng là một chất lỏng trong suốt được tiết ra bởi các tuyến nước bọt trong miệng. Nước bọt có tác dụng giúp miệng không bị khôi, rửa trôi những thức ăn, vi khuẩn có hại và giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn.

Thông thường nước bọt không có mùi, nhưng bỗng một ngày bạn nhận thấy nước bọt của mình có mùi hôi khó chịu khiến bạn tự ti khi giao tiếp.

Nước bọt của bạn có mùi hôi thường bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:

Vệ sinh răng miệng chưa tốt

Khi việc vệ sinh răng miệng của bạn không tốt, thức ăn sẽ đọng lại trong các kẽ răng, lưỡi. Vi khuẩn từ đó sẽ phát triển và phân hủy những thức ăn đó. Khi đó chất thải của vi khuẩn sẽ hòa với nước bọt khiến nước bọt của bạn có mùi hôi.

Ăn những đồ ăn nặng mùi

Khi ăn những đồ ăn có mùi nặng như mắm tôm, tỏi, hành,… sẽ khiến miệng của bạn có mùi hôi. Khi miệng có mùi hôi sẽ hòa với nước bọt trong khoang miệng khi đó bạn sẽ thấy nước bọt của mình bị hôi. Tuy nhiên, đây là vấn đề hôi tạm thời, khi bạn ăn uống, vệ sinh răng miệng mùi hôi của nước bọt sẽ được loại bỏ.

Do răng giả bị hư hỏng

Răng giả sẽ giúp việc ăn uống, thẩm mỹ của người mất răng được cải thiện. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh răng miệng và răng giả cẩn thận thức ăn sẽ bám vào gây nên mùi hôi.

Sự lão hóa

Tuyến nước bọt cũng như các bộ phận khác trong cơ thể sẽ bị lão hóa theo tuổi tác. Khi tuyến nước bọt bị lão hóa sẽ làm chậm quá trình tiết nước bọt. Điều này dẫn đến khô miệng, vi khuẩn sẽ phát triển khiến miệng và nước bọt có mùi hôi.

Những bệnh lý cơ thể

Một số bệnh lý như tiểu đường, suy gan, suy thận, trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa hay các khác bệnh về mũi, xoang và họng cũng có thể gây ra hơi thở có mùi hôi.

Làm sao để biết nước bọt có mùi hôi?

Cách để kiểm tra nước nước miếng có mùi hôi hay không bạn có thể thực hiện theo một số cách dưới đây:

Kiểm tra bằng tay: Bạn rửa sạch tay sau đó liếm lên vùng cổ tay, đợi nước bọt khô bạn đưa tay lên ngửi. Nếu không thấy có mùi thì đồng nghĩa nước bọt của bạn không bị hôi và ngược lại.

Dùng tăm bông: Dùng tăm bông lấy nước bọt trong miệng sau đó đưa lên ngửi, nếu tăm bông trắng và không có mùi thì thì bạn không bị hôi miệng và ngược lại.

Sử dụng chỉ nha khoa: Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, sau đó ngửi chỉ nha khoa. Nếu có mùi khó chịu, điều này có thể cho thấy nước bọt và hơi thở của bạn có vấn đề.

Sử dụng máy đo nồng độ hơi thở: Một số nha sĩ có các thiết bị đặc biệt để đo mức độ các hợp chất gây mùi trong hơi thở của bạn. Bạn có thể đến nha sĩ để được kiểm tra chuyên nghiệp.

Cách để chữa nước bọt có mùi hôi

Với những trường hợp nước bọt có mùi hôi nhẹ bạn có thể chưa bằng cách vệ sinh răng miệng hằng ngày, thay đổi chế độ ăn uống hoặc bằng những biện pháp dân gian. Nhưng nếu hôi miệng nặng bạn hãy đến nha khoa để được bác sĩ điều trị chuyên sâu.

Cạo vôi răng

Cạo vôi răng chuyên sâu tại nha khoa sẽ giúp loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn. Từ đó giúp miệng, nước bọt của bạn không có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, còn giúp nâng cao sức khỏe răng, nướu tốt nhất.

Điều trị bệnh lý răng miệng

Nước bọt có mùi hôi cũng bắt nguồn từ những bệnh lý răng miệng. Để chữa nước bọt có mùi hôi miệng cách để khắc phục tốt nhất là điều trị dứt điểm bệnh lý. Điều này sẽ được đảm bảo an toàn, hiệu quả khi bạn điều trị tại nha khoa uy tín, chất lượng.

Cấy implant

Sau mất răng thay vì sử dụng hàm tháo lắp khiến việc ăn nhai không ổn định, vệ sinh bất tiện bạn có thể chọn phương pháp cấy implant. Đây là phương pháp lấy lại răng mất tốt nhất, răng implant tồn tại độc lập như một chiếc răng thật nên việc vệ sinh dễ dàng. Cấy implant còn giúp bảo vệ các răng kế cận, tránh tiêu xương hà, ăn nhai và thẩm mỹ cao hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Bạn nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh để kháng lại những vi khuẩn có hại.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh, da căng bóng và miệng không bị hôi.

Loại bỏ thói quen hút thuốc lá, bởi chúng không những làm nước bọt hôi còn làm hỏng răng, hủy hoại các bộ phận trong miệng và trong cơ thể người.

Điều trị bệnh toàn thân

Nếu nước bọt của bạn có mùi hôi do các bệnh về đường tiêu hóa, đường hô hấp bạn hãy đến những phòng khám chuyên khoa hoặc tới bệnh viện uy tín để bác sĩ kiểm tra và điều trị. Với những trường hợp nặng bác sĩ sẽ cần điều trị thêm kháng sinh, kết hợp với các biện pháp chuyên sâu để giúp cơ thể khỏe mạnh, hôi miệng được khắc phục.

Đánh giá bài viết

Trên đây là bài viết Nước bọt có mùi hôi chữa được không? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc