Hôi miệng có phải là bệnh lý nguy hiểm?

Biên tập: Nguyễn Hương 07-07-2024 110 lượt xem

Hôi miệng ảnh hưởng rất lớn đến giao tiếp hằng ngày của mỗi người. Những nguyên nhân hôi miệng do đâu và có phải là bệnh lý nguy hiểm không? Cùng đi làm rõ trong bài viết dưới đây nhé.

Hôi miệng có phải là bệnh lý nguy hiểm?
Hôi miệng có phải là bệnh lý nguy hiểm?

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng còn được gọi là hơi thở có mùi, là tình trạng hơi thở phát ra mùi khó chịu. Đây là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải và có thể gây ra sự không thoải mái và mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố tạm thời và các bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Hôi miệng có phải là bệnh lý nguy hiểm?

Hôi miệng có phải là bệnh lý nguy hiểm?
Hôi miệng có phải là bệnh lý nguy hiểm?

Hôi miệng thường không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng nó có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể của bạn đang gặp vấn đề.

Dưới đây là một số bệnh mà hôi miệng có thể là triệu chứng:

  • Bệnh về răng miệng như: viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, nhiễm nấm candida ở lưỡi, làm răng sứ sai kỹ thuật,…
  • Nhiễm trùng hô hấp: viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, nhiễm trùng phổi
  • Bệnh tiêu hóa: trào ngược dạ dày-thực quản, viêm loét dạ dày
  • Ngoài ra, hôi miệng do các nguyên nhân khác như: Ăn những đồ ăn, thức uống có mùi mạnh; Do sử dụng một số loại thuốc hay hút thuốc lá, sử dụng bia, rượu,…

Nếu bạn gặp tình trạng hôi miệng kéo dài mà không rõ nguyên nhân, nên tìm đến bác sĩ hoặc nha sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.

Bị hôi miệng có điều trị được không?

Có, hôi miệng hoàn toàn có thể điều trị được nếu biết rõ nguyên nhân do đâu gây ra hôi miệng.

Bị hôi miệng có điều trị được không?
Bị hôi miệng có điều trị được không?

Nguyên nhân do mảng bám cao răng

Nếu hôi miệng bắt nguồn từ những nguyên nhân do mảng bám cao răng tích tụ lâu ngày thì lấy cao răng. Nha sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ mảng bám cao răng. Từ đó giúp hơi thở của bạn thơm mát, đồng thời hạn chế được những bệnh lý răng miệng.

Nguyên nhân do các bệnh lý răng miệng

Với những trường hợp hôi miệng liên quan đến viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, làm răng sứ sai kỹ thuật,… ngoài việc lấy cao răng bác sĩ sẽ kết hợp với điều trị chuyên sâu phù hợp với từng tình trạng bệnh lý.

Nguyên nhân do bệnh lý toàn toàn

Hôi miệng mà xuất phát từ những vấn đề bệnh lý toàn thân bạn nên đến gặp bác sĩ đa hoặc đến những bệnh viện để đến bác sĩ kiểm tra và điều trị. Nếu những trường hợp nặng bác sĩ sẽ cần điều trị kết hợp giữa thuốc kháng sinh và điều trị chuyên sâu. Sau khi bệnh được điều trị dứt điểm tình trạng hôi miệng cũng được cải thiện.

Cách ngăn ngừa và giảm thiểu hôi miệng

Giảm thiểu hôi miệng cần sự kết hợp của việc duy trì vệ sinh răng miệng tốt, thay đổi thói quen sinh hoạt, và điều trị các vấn đề y tế tiềm ẩn.

Cách ngăn ngừa và giảm thiểu hôi miệng
Cách ngăn ngừa và giảm thiểu hôi miệng

Duy trì vệ sinh răng miệng tốt

Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày bằng kem đánh răng có chứa fluoride, bàn chải lông mềm và lực nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu, hư hỏng men răng.

Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng hàng ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn giữa các kẽ răng nơi bàn chải đánh răng chưa để đi đến.

Sử dụng bàn chải lưỡi hoặc dụng cụ cạo lưỡi để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên lưỡi.

Chế độ ăn uống khoa học

Hạn chế ăn những đồ có mùi mạnh, tăng cường rau xanh, trái cây và những thực phẩm tốt cho răng miệng.

Uống đủ nước hàng ngày để giữ cho miệng không bị khô và giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.

Thay đổi thói quen xấu

Không hút thuốc vì chúng không chỉ gây mùi hôi mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

Hạn chế rượu bia tránh làm khô miệng và gây hôi miệng.

Khám nha khoa định kỳ

Đến nha sĩ để kiểm tra và làm sạch răng định kỳ ít nhất mỗi 6 tháng một lần để bác sĩ vệ sinh răng miệng và điều trị các bệnh lý răng miệng nếu nó sớm nhất.

Hãy lưu ý những cách trên sẽ giúp giảm thiểu hôi miệng và duy trì hơi thở thơm mát. Nếu tình trạng hôi miệng kéo dài hoặc không rõ nguyên nhân, nên tìm đến bác sĩ hoặc nha sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.

Đánh giá bài viết

Trên đây là bài viết Hôi miệng có phải là bệnh lý nguy hiểm? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc