Bị gãy răng có điềm gì?

Biên tập: Nguyễn Hương 20-06-2024 428 lượt xem
Tham vấn y khoa:

Bị gãy răng có điềm gì? Có rất nhiều quan điểm khác nhau về những điềm báo sau gãy răng. Để biết rõ hơn về những quan điểm đó các bạn cùng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bị gãy răng có điềm gì?
Bị gãy răng có điềm gì?

Bị gãy răng có điềm gì?

Có rất nhiều quan niệm về điềm báo khi bị mẻ răng? Cùng tìm hiểu quan điểm từ một số góc nhìn dưới đây.

Dưới góc nhìn của tâm linh

Theo quan niệm tâm linh bị gãy răng là điềm báo những điều không lành có thể gặp phải trong tương lai có thể kể đến như:

Dự báo về tài chính: Có quan điểm cho rằng bị gãy răng là điềm báo về sự hao hụt tài chính, mất mát tiền bạc hoặc gặp khó khăn trong công việc. Đây có thể là lời nhắc nhở để bạn cẩn trọng hơn trong các quyết định tài chính và công việc kinh doanh.

Mối quan hệ xã hội: Một số người cho rằng mẻ răng có thể là dấu hiệu về sự xáo trộn trong các mối quan hệ. Có thể sẽ xảy ra tranh cãi, hiểu lầm hoặc xung đột cần được giải quyết một cách thấu đáo và bình tĩnh.

Báo hiệu về sức khỏe: Bị gãy răng có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe răng miệng nếu không được chăm sóc kịp thời.

Tuy nhiên, các quan niệm này mang tính chất dân gian và không có cơ sở khoa học rõ ràng. Vì vậy, nếu bạn bị mẻ răng, hãy ưu tiên việc chăm sóc sức khỏe răng miệng bằng cách thăm khám bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Dưới góc nhìn của tâm linh
Dưới góc nhìn của tâm linh

Bị gãy răng có điềm gì? dưới góc độ khoa học

Dưới góc độ khoa học, bị gãy răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Chấn thương: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do chấn thương trực tiếp vào miệng hoặc hàm, chẳng hạn như tai nạn giao thông, va đập khi chơi thể thao, hoặc ngã.

Cắn vật cứng: Dùng răng để cắn những vật cứng như vỏ hạt, đá, nắp chai,… có thể làm răng bị gãy.

Sâu răng: Răng bị sâu là do vi khuẩn tấn công răng răng làm cho răng không còn chắc khỏe. Nếu không được điều trị vi khuẩn sẽ lan rộng làm hư hỏng răng nặng dễ dẫn đến gãy vỡ khi chịu lực tác động mạnh.

Nghiến răng: Thói quen nghiến răng có thể gây áp lực lớn lên răng, dẫn đến mòn men răng, răng trở nên yếu và dễ bị gãy hoặc nứt vỡ răng.

Răng bị gãy để lại những hậu quả gì?

Gãy răng có thể dẫn đến nhiều hậu quả khác nhau có thể kể đến như:

Răng bị gãy để lại những hậu quả gì?
Răng bị gãy để lại những hậu quả gì?

Về mặt thẩm mỹ: Răng bị gãy, nếu là răng cửa sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ nụ cười. Khi cười những chiếc răng bị gãy lộ ra khiến bạn cảm thấy e ngại, thiếu tự tin khi giao tiếp.

Khó khăn trong ăn uống: Gãy răng làm giảm khả năng nhai thức ăn dẫn đến khó khăn trong việc tiêu hóa.

Ảnh hưởng đến phát âm: Nếu gãy răng lớn ở vùng răng cửa có thể ảnh hưởng đến cách bạn phát âm một số âm, gây khó khăn trong giao tiếp hàng ngày, nhất là khi học ngoại ngữ.

Khó khăn khi vệ sinh: Răng bị gãy thường tạo ra những khe kẽ, thức ăn rất dễ bị mắc kẹt lại bên trong khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn.

Dễ mắc các bệnh lý răng miệng: Bị gãy răng sẽ mở ra một con đường để vi khuẩn dễ dàng phát triển, nếu như vệ sinh không kĩ, thức ăn thừa sẽ tích tụ lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm chóp chân răng,…

Mất răng: Đây là hậu quả lớn nhất của việc bị gãy, vỡ răng gây nên. Khi bị gãy răng nếu để kéo dài những phần răng sẽ thể gãy nặng hơn dẫn đến mất hoàn toàn răng. Khi đó ngoài ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai còn tốn nhiều chi phí điều trị.

Giải pháp để điều trị răng bị gãy

Khi bị gãy răng, có nhiều giải pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ gãy và tình trạng răng miệng của bạn. Dưới đây là một số giải pháp phổ biến để điều trị răng bị gãy:

Giải pháp để điều trị răng bị gãy
Giải pháp để điều trị răng bị gãy

Trám răng

Trám răng là cách giúp lấy lại thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho những răng mất nhanh chóng và chi phí thấp. Tuy nhiên, trám răng chỉ được khuyến khích lựa chọn với những răng gãy gãy nhỏ vì độ bền không cao.

Với phương pháp trám răng bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng, tạo lại hình dáng răng bị gãy sau đó sử dụng vật liệu trám (thường là composite) để bổ sung vào phần răng bị thiếu, sau đó điều chỉnh và làm bóng để răng trở lại hình dạng ban đầu.

Dán sứ veneer

Dán sứ veneer là cách khắc phục răng bị gãy nếu như phần răng bị gãy không quá lớn.

Với phương pháp này sẽ giúp bảo tồn được tối đa răng thật mà vẫn đảm bảo được độ bền chắc giúp ăn nhai thoải mái và tự tin giao tiếp.

Miếng dán sứ có đường kính siêu mỏng nhưng có khả năng chịu lực lớn hơn gấp nhiều lần răng thật. Miếng dán sứ cũng có màu sắc và hình dáng giống như răng thật nên giúp cải thiện thẩm mỹ tối đa cho những chiếc răng bị gãy.

Để khắc phục răng bị gãy bác sĩ sẽ mài mịn mặt ngoài của răng, mặt trong giữ nguyên sau đó sẽ gắn miếng dán sứ đã được chết tác dựa trên dấu răng lên trên bằng keo dán nha khoa.

Dán mặt răng sứ veneer
Dán mặt răng sứ veneer

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là cách khắc phục răng bị gãy bằng việc bác sĩ sẽ gắn một mão răng sứ có hình dáng, màu sắc trùng với răng tự nhiên. Tuy nhiên, trước khi bọc sứ bác sĩ sẽ cần kiểm tra xem răng có đang mắc bệnh lý nào không, nếu có sẽ cần điều trị trước.

Sau bọc răng sứ, răng thật sẽ giúp bảo vệ răng tránh khỏi những những tác động bên ngoài, tuổi thọ của răng sẽ được nâng cao hơn. Đặc biệt, bọc răng sứ đáp ứng được cả những trường hợp răng bị gãy vỡ lớn.

Nhổ răng và cấy implant

Nếu như răng bị gãy quá lớn, chân răng còn lại quá ngắn không thể thực hiện được các biện pháp trên thì buộc phải áp dụng cách cuối cùng là nhổ răng. Sau nhổ răng cấy implant là cách tốt nhất để lấy lại răng đã mất.

Cấy implant bác sĩ sẽ cấy một trụ implant có hình dáng, chức năng như răng thật vào vị trí răng mất. Sau đó sẽ gắn mão răng sứ lên trên trụ implant.

Răng implant có tính thẩm mỹ cao, khả năng chịu lực lớn, tuổi thọ cao nên được đánh giá là giải pháp khôi phục răng mất tốt nhất hiện nay. Nếu mất răng bạn có thể tham khảo cấy ghép implant nhé.

Đánh giá bài viết

Trên đây là bài viết Bị gãy răng có điềm gì? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc