Nuốt máu răng có sao không?

Biên tập: Thu Huyền 22-07-2023 856 lượt xem

Nuốt máu răng có sao không? Máu răng trong miệng từ đâu mà ra? Máu răng có trong khoang miệng do một vài nguyên nhân và có thể bạn sẽ vô tình nuốt xuống. Vậy khi không may nuốt máu răng có bị làm sao không và nên làm gì để hạn chế tình trạng chảy máu răng trong miệng. Cùng làm rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Nuốt máu răng có sao không? - Nha khoa Viet Smile
Nuốt máu răng có sao không? – Nha khoa Viet Smile

Nuốt máu răng có sao không?

Có thể với một số bạn thi thoảng sẽ vô tình nuốt phải máu trong miệng. Vậy nuốt máu răng có sao không? Thực tế việc bạn nuốt máu răng sẽ không gây ảnh hưởng hay vấn đề đáng lo ngại nếu lượng máu ít và không thường xuyên.

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên nuốt máu răng trong miệng thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và cho thấy răng miệng của bạn đang gặp vấn đề. Một trong những ảnh hưởng dễ gặp của việc nuốt máu răng thường xuyên chính là đau dạ dày.

Bởi máu có thể gây kích thích dạ dày, gây ra cảm giác khó chịu, đầy hơi và khiến bạn đau đớn, khó chịu. Đặc biệt, nếu trường hợp lượng máu răng mà bạn nuốt phải khá nhiều có thể gây ra tình trạng buồn nôn hoặc nôn mửa, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

Chính bởi vậy, nuốt máu răng có sao không thì câu trả lời là không nếu trường hợp ít và không thường xuyên. Còn nếu bạn thường xuyên nuốt máu răng thì nên đi thăm khám tìm nguyên nhân để khắc phục kịp thời và nâng cao sức khỏe răng miệng.

Máu răng trong miệng từ đâu mà ra?

Máu răng trong miệng từ đâu mà ra?

Chảy máu răng nếu thường xuyên thì bạn nên thăm khám để tìm nguyên nhân và khắc phục.

Trước khi thăm khám bạn có thể quan sát răng ngay tại nhà khi bình thường, ăn uống hay chải răng xem có dấu hiệu máu ở răng bị chảy không. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng chảy máu ở răng:

Mới nhổ răng xong

Nguyên nhân đầu tiên cũng là nguyên nhân thường gặp và bạn có thể dễ dàng nhận thấy. Với các trường hợp sau khi nhổ răng sẽ có máu chảy bởi bác sĩ tiến hành tiểu phẫu loại bỏ răng khỏi xương hàm nên có thể gây chảy máu.

Tuy nhiên, sau khi nhổ răng sẽ xuất hiện cục máu đông và tình trạng chảy máu sẽ thuyên giảm sau đó. Sau khi nhổ răng bạn nhận thấy tình trạng chảy máu nhiều và không thuyên giảm thì nên liên hệ ngay với bác sĩ hoặc cơ sở gần bạn nhất để được kiểm tra, ngăn chặn hiện tượng chảy máu sau nhổ răng.

Bị viêm nha chu

Viêm nha chu là một bệnh lý răng miệng, là biến thể nặng của viêm lợi. Nguyên nhân bị viêm lợi hay viêm nha chu thường vi khuẩn và mảng bám, cao răng ở phần chân răng lâu ngày gây ra.

Triệu chứng dễ thấy khi bị viêm nha chu đó là lợi/nướu bị sưng, đỏ và nhạy cảm, dễ chảy máu khi chải răng hoặc chỉ sử dụng nha khoa hay tác động lực nhẹ vào.

Có thể bạn không bị cảm giác đau nhưng khi bị viêm nha chu vẫn có thể gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng, gây chảy máu răng nhiều gây các tác động xấu đến sức khỏe của bạn.

Do vậy, bạn nên chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách và thăm khám định kỳ để phát hiện, khắc phục các vấn đề răng miệng, tránh tình trạng viêm lợi, viêm nha chu gây chảy máu chân răng.

sưng nướu viêm lợi
Viêm lợi khiến sưng nướu, đau

Áp xe chân răng

Áp xe chân răng là tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm do vùng chân răng bị sưng đau, có thể xuất hiện các túi mủ, bị chảy ra ngoài gây mùi khó chịu. Ngoài ra, vùng lợi ở răng đó có thể bị sưng, đau và bị chảy máu khi bị kích thích, chải răng hay dùng chỉ nha khoa.

Áp xe chân răng do nhiều nguyên nhân gây ra nên nếu có dấu hiệu bị áp xe chân răng bạn nên kiểm tra càng sớm càng tốt. Để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng ảnh hưởng sức khỏe và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Ngoài các lý do trên còn một số nguyên nhân khiến chảy máu chân răng: bạn bị va đập, tổn thương nướu/lợi hay do ăn thức ăn cứng tác động làm chảy máu ở răng. Tuy các trường hợp này sẽ ít gặp phải nhưng bạn nên chăm sóc răng miệng, ăn uống hợp lý để có một sức khỏe răng miệng và cơ thể tốt nhất.

Làm gì khi bị chảy máu chân răng

Làm gì khi bị chảy máu chân răng
Làm gì khi bị chảy máu chân răng

Khi bị chảy máu chân răng thì nên làm gì để cải thiện? Ở trên bạn đã có đáp án cho câu hỏi nuốt máu răng có sao không, vậy khi bạn phát hiện tình trạng chảy máu răng thì khắc phục như thế nào? Làm sao để giảm chảy máu chân răng tại nhà?

VIET SMILE sẽ gợi ý cho bạn một số cách giúp bạn giảm tình trạng chảy máu chân răng, tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu nhiều thì bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín gần bạn nhất để được kiểm tra, khắc phục sớm nhất.

  • Súc miệng nhẹ nhàng với nước ấm để loại bỏ máu răng
  • Có thể sử dụng một miếng bông gòn sạch, ẩm để ngăn chảy máu
  • Chườm đá lạnh để giúp co mạch máu, giảm chảy máu
  • Không tự sử dụng thuốc không có chỉ định hay chất gây đông máu
Thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách- ngăn chảy máu chân răng
Thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách- ngăn chảy máu chân răng

Với các nguyên nhân chảy máu do mới nhổ răng thì bạn cần quan sát và làm theo đúng lời dặn của bác sĩ, nếu nhận thấy chảy máu nhiều thì cần thăm khám ngay.

Còn với trường hợp chảy máu chân răng do viêm nha chu hay áp xe chân răng thì bạn có thể súc miệng loại bỏ máu ở răng. Nhưng vẫn cần thăm khám sớm nhất để bác sĩ đưa ra phương án điều trị, khắc phục triệt để cho bạn.

Tuy nhiên đây chỉ là một số thông tin mang tính chất tham khảo nên tùy vào sức khỏe răng miệng và tình trạng chảy máu ở răng bạn nên kiểm tra, thăm khám để xử lý kịp thời.

Không chỉ vậy, để phòng tránh tình trạng chảy máu chân răng cũng như có một sức khỏe răng miệng tốt, tránh các bệnh lý răng miệng bạn nên chăm sóc răng miệng đúng cách, vệ sinh kỹ càng bạn nhé.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì bạn có thể liên hệ VIET SMILE qua hotline 1900 3331 để được tư vấn, hỗ trợ ngay nhé!

Đánh giá bài viết

Trên đây là bài viết Nuốt máu răng có sao không? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc