Tụt lợi là gì? Hậu quả khi bị tụt lợi nặng

Biên tập: Nha khoa VIET SMILE 06-01-2023 1388 lượt xem

Tụt lợi là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong từ điển bệnh lý răng miệng. Nhưng chắc hẳn ít người có thể định nghĩa được tụt lợi là gì? Bị tụt lợi sẽ gây ra những hậu quả gì? hay Bị tụt lợi thì có thể điều trị được không? Cùng nha khoa VIET SMILE đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Tụt lợi là gì? Hậu quả khi bị tụt lợi nặng
Tụt lợi là gì? Hậu quả khi bị tụt lợi nặng

Tụt lợi là gì?

Tụt lợi là quá trình lợi bị tụt hẳn về phía chóp chân răng khiến bề mặt răng ngày càng lộ ra nhiều hơn. Khi đó, bạn sẽ có cảm giác răng dài hơn so với bình thường. Tình trạng này thường xảy ra ở nhóm răng cửa và răng nanh nhiều hơn so với răng hàm. Nếu không được điều trị lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ.

Tụt lợi là gì?
Tụt lợi là gì?

Nguyên nhân răng bị tụt lợi

Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Vệ sinh răng miệng là cách tốt nhất để răng luôn trắng sáng, khỏe mạnh không mắc các bệnh lý răng miệng. Nhưng việc vệ sinh răng miệng không đúng cách như:

  • Vệ sinh ít hơn 2 lần/ ngày
  • Sử dụng bàn chải đánh răng lông cứng và sử dụng quá lâu không thay mới
  • Dùng lực quá mạnh khi đánh răng làm cho men răng mài mòn, lợi bị tổn thương
  • Kỹ thuật đánh răng không đúng

Tất cả những yếu tố này là nguyên nhân chất lượng dẫn đến lợi bị tụt khỏi chân răng. Vậy nên bạn hãy thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách hằng ngày để răng miệng luôn sạch.

Nguyên nhân răng bị tụt lợi
Nguyên nhân răng bị tụt lợi

Cao răng mảng bám: Cao răng hình thành là quá trình vôi hóa những mảnh vụn thức tích tụ lâu ngày. Nếu cao răng không được lấy định kì vi khuẩn sẽ phát triển mạnh tấn công nướu gây nên tình trạng tụt nướu.

Do các răng mọc lệch lạc: Răng mọc lệch lạc, không đúng vị trí trên cung hàm cũng là nguyên nhân khiến nướu bị tụt về phía chân răng.

Nướu bị mắc bệnh lý: Những bệnh về nướu như viêm nướu, viêm nha chu,… Khi đó vi khuẩn tấn công làm vỡ cấu trúc của mô nướu dẫn đến tình trạng nướu bị tụt.

Do gen di truyền: Theo nghiên cứu số người bị tụt lợi do den di truyền là rất cao. Nếu trong gia đình bố hoặc mẹ có cơ địa yếu dễ bị tụt lợi thì khả năng con bị mắc bệnh lý tụt lợi là khá lớn.

Do bị chấn thương nướu: Chấn thương do va đập hoặc do nhai, cắn những đồ quá cứng gây tác động đến nướu khiến cho nướu bị tụt về phía sau.

Do thay đổi nội tiết tố: Con gái trong tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai, lượng hormone trong cơ thể sẽ thay đổi bất thường nên khả năng bị tụt lợi sẽ cao hơn so với bình thường.

Dấu hiệu bị tụt lợi?

Để nhận biết bệnh lý tụt lợi bạn hãy lưu ý những dấu hiệu sau:

  • Bị hở chân răng nhiều
  • Đau nhức vùng nướu vị trí bị tụt
  • Chân răng dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
  • Hơi thở có mùi hôi, khó chịu
  • Răng bị lung lay

Khi gặp một trong những triệu chứng trên bạn hãy đến nha khoa thăm khám sớm để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Hậu quả của tụt lợi chân răng

Hậu quả của tụt lợi chân răng
Hậu quả của tụt lợi chân răng

Gây mất thẩm mỹ: Lợi tụt làm cho chân răng dài hơn so với bình thường, người đối diện nhìn vào sẽ cảm thấy mất thiện cảm và sợ hãi. Điều này khiến bạn mất tự tin khi cười, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.

Dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm: Khi không còn được bảo vệ bởi nướu, răng rất dễ bị vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong răng gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy,…

Mất răng vĩnh viễn: Lợi là một phần quan trọng của răng, giúp bảo vệ và giữ răng vững chắc trên cung hàm. Khi lợi bị tụt đồng nghĩa với việc chân răng mất đi sự bảo vệ bên ngoài. Nếu không được điều trị bệnh lý tụt lợi sẽ chuyển biến nặng hơn khiến răng bị lung lay thậm chí là mất răng vĩnh viễn.

Tụt lợi có chữa được không?

Tụt lợi có chữa được không là thắc mắc mà nhiều khách hàng đang đi tìm lời giải đáp. Bác sĩ nha khoa VIET SMILE chia sẻ, tụt lợi hoàn toàn có thể chữa trị được. Tuy nhiên, bạn nên điều trị sớm để bệnh không chuyển nặng hơn. Dưới đây là một số biện pháp chữa tụt lợi.

Tụt lợi có chữa được không?
Tụt lợi có chữa được không?

Thuốc bôi chữa tụt lợi nhẹ

Khi bị tụt lợi nhẹ, chân răng chưa bị lộ quá nhiều bạn có thể sử dụng một trong số loại thuốc sau để tiêu diệt vi khuẩn, giúp vết thương nhanh lành:

Thuốc Metrogyl denta chữa tụt lợi

Thuốc Metrogyl denta được sản xuất bởi công ty Unique pharma tại Ấn Độ. Thuốc có tính kháng khuẩn cao giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh, giúp điều trị bệnh viêm nha chu, viêm lợi, tụt lợi viêm loét miệng và một số loại bệnh nhiễm trùng răng miệng.

Thuốc được bào chế dưới dạng gel nên khó trung hào với nước bọt, dễ thẩm thấu vào trong vết thương, giúp cho vết thương nhanh lành.

Hướng dẫn sử dụng

  • Trước khi sử dụng thuốc bôi chữa tụt lợi cần súc miệng thật sạch.
  • Với người lớn: Lấy một lượng gel vừa đủ bôi trực tiếp lên phần lợi bị tụt. Thông thường bôi 2 lần/ ngày và có thể điều chỉnh số lần bôi tùy theo mức độ bệnh.
  • Nên bôi vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sau khi ăn uống để thuốc được phát huy tác dụng tốt nhất.

Lưu ý: Không sử dụng Metrogyl Denta cho người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Gel bôi chữa tụt lợi Emofluor

Gel bôi chữa tụt lợi Emofluor
Gel bôi chữa tụt lợi Emofluor

Gel bôi Emofluor được sử dụng rộng rãi trong nha khoa và có thể sử dụng để điều trị tụt lợi cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không được tùy ý sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi.

Cách sử dụng: Lấy một lượng gel vừa đủ sau đó bôi lên lên vết thương, sử dụng 1 lần/ngày và hiệu quả nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu ở tình trạng nặng hơn thì có thể thực hiện 2 – 3 lần/ngày.

Lưu ý: Không sử dụng với những người có răng nhạy cảm.Đối với phụ nữ có thai và cho con bú nên đến gặp bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc bôi chữa tụt lợi Dentosmin P

Thuốc Dentosmin P với tính kháng khuẩn cao nên được nhiều nha khoa chỉ định lựa chọn để điều trị bệnh lý viêm lợi, viêm nướu răng. Tuy nhiên, thuốc chỉ sử dụng hiệu quả với những trường hợp nhẹ, không có tác dụng với những trường hợp bội nhiễm hay tụt lợi nặng.

Cách dùng

Súc miệng sạch và rửa tay thật sạch trước khi sử dụng.
Lấy một lượng nhỏ lên đầu ngón tay, sau đó bôi lên chỗ nướu răng bị tụt và thực hiện 1 – 3 lần/ngày.

Tác dụng phụ: Gây sưng lưỡi, sưng môi, phát ban, khó thở,…

Lưu ý: Không sử dụng với những người bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Điều trị tụt lợi răng nặng

Điều trị tụt lợi răng nặng
Điều trị tụt lợi răng nặng

Với mức độ nặng việc điều trị bằng thuốc bôi không thể chấm dứt hoàn toàn được, bác sĩ sẽ khắc phục tụt lợi bằng phương pháp phẫu thuật ghép lợi.

Phẫu thuật ghép lợi là thủ thuật giúp phục hồi những phần nướu bị tụt và ngăn chặn bệnh lý trở nên nặng hơn. Từ đó, giúp cho vùng nướu không bị phá hủy làm ảnh hưởng đến xương răng. Bằng việc sử dụng một phần mô trong khoang miệng để tiến hành cấy ghép vào những phần lợi đã mất do tụt lợi. Những mô đó được liên kết với những phần mô dưới chân răng giúp tái tạo lại phần nướu bình thường và giúp phục hồi những tổn thương ngăn chặn bệnh tái phát.

Phương pháp cấy ghép lợi được chia thành các phương án như:

Ghép mô nướu tự thân: Phương án này thường được áp dụng với những trường hợp nướu quá mỏng, cần bổ sung thêm mô để phần nướu xung quanh chân răng rộng hơn, nhằm bao bọc được toàn bộ chân răng. Bác sĩ sẽ tạo vạt và loại bỏ mô dưới lớp thịt trên cùng, sau đó một lượng nhỏ mô sẽ được lấy trực tiếp từ vòm miệng và tổ chức liên kết ở phía hàm ếch khâu vào vùng nướu đang được điều trị. Hạn chế của ghép lợi tự do tự thân là có màu lợi không phù hợp với phần lợi xung quanh.

Ghép mô liên kết dưới biểu mô: Phương án điều trị này thường áp dụng cho những trường hợp nhiễm trùng chân răng. Bác sĩ sẽ lấy một phần da trong khoang miệng như ở vòm miệng và mô liên kết dưới biểu mô để khâu vào mô nướu xung quanh phần chân răng bị tụt nướu. Nhưng có nhược điểm là kỹ thuật phức tạp hơn và có thời gian phẫu thuật kéo dài nên đòi hỏi bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao hơn.

Chăm sóc và phòng ngừa tụt lợi

Chăm sóc và phòng ngừa tụt lợi
Chăm sóc và phòng ngừa tụt lợi

Để răng miệng luôn khỏe mạnh, hạn chế tụt lợi bạn nên áp dụng một trong số những cách sau:

Lấy cao răng

Tụt lợi bắt nguồn từ cao răng vậy nên bạn cần đến nha khoa lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần để loại bỏ những vi khuẩn đó. Ngoài ra, lấy cao răng là để cho chân răng luôn sạch giúp việc điều trị tụt lợi sẽ được tốt hơn.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Để phòng ngừa tụt lợi bạn nên thực hiện vệ sinh răng miệng 2 lần/ ngày vào buổi sáng, tối với bàn chải lông mềm, lực chải nhẹ nhàng. Đồng thời, sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn bám trong các kẽ răng, bàn chải đánh răng chưa lấy đi hết.

Chế độ ăn uống hợp lý

Bạn nên bổ sung thêm các chất vitamin C, các loại rau, củ, quả giàu chất xơ, thực phẩm chứa Axit Lactic vào trong thực đơn hằng ngày để giúp nướu luôn khỏe mạnh, chống lại những vi khuẩn gây bệnh cho răng miệng. Hạn chế ăn những đồ quá nóng, quá lạnh, quá cay hoặc sử dụng chất kích thích để nướu răng không bị tổn thương.

Trên đây là một số những chia sẻ về kiến thức tụt lợi mà nha khoa VIET SMILE muốn gửi đến quý bạn đọc. Hy vọng những thông tin đó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Mọi thông tin chi tiết bạn vui lòng liên hệ Hotline 1900 3331 để được tư vấn.

Chia sẻ của bác sĩ nha khoa VIET SMILE về tụt lợi

5/5 - (1 bình chọn)

Trên đây là bài viết Tụt lợi là gì? Hậu quả khi bị tụt lợi nặng mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc