Cách kiểm tra hơi thở có mùi nào nhanh nhất và dễ phát hiện ra miệng có mùi hôi để tìm ra cách điều trị, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Bài viết dưới đây sẽ bật bí cho bạn 6 cách kiểm tra hơi thở có mùi nhanh nhất.
Hơi thở có mùi bắt nguồn từ đâu?
Bạn thấy hơi thở của mình có mùi hôi khó chịu nhưng chưa biết bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? Hãy tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến miệng của bạn có mùi hôi dưới đây.
Mảng bám và cao răng: Vi khuẩn trong mảng bám cao răng phân hủy thức ăn, tạo ra các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi gây mùi hôi.
Sâu răng: Sâu răng trên răng sẽ xuất hiện những lỗ sâu,thức ăn sẽ nhồi nhét vào bên trong, lâu ngày gây mùi khó chịu.
Viêm nướu và viêm nha chu: Nhiễm trùng nướu và các mô xung quanh răng chứa rất nhiều vi khuẩn tạo ra mùi hôi.
Răng giả hoặc thiết bị nha khoa không được làm sạch đúng cách: Thức ăn và vi khuẩn tích tụ trên các thiết bị này nếu không vệ sinh kỹ sẽ gây ra mùi hôi.
Thiếu nước bọt: Nước bọt giúp làm sạch miệng và loại bỏ vi khuẩn. Khi miệng khô, vi khuẩn có thể phát triển mạnh hơn, gây mùi hôi.
Thực phẩm gây mùi: Hành, tỏi, cá, và một số gia vị có thể gây mùi hôi sau khi tiêu hóa và thải ra hơi thở.
Mắc bệnh lý toàn thân: Viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày bệnh gan và thận, tiểu đường.
Do những đồ trang sức: Một số bạn có thói quen dùng đồ trang sức cho lưỡi, nếu không được vệ sinh kỹ gây nên viêm nhiễm tạo ra mùi hôi dù vệ sinh hằng ngày.
Cách kiểm tra hơi thở có mùi
Kiểm tra hơi thở của bạn có mùi hôi không có thể được thực hiện bằng một số cách đơn giản tại nhà hoặc thông qua sự giúp đỡ của người khác. Dưới đây là một số phương pháp kiểm tra:
1. Sử dụng tay
Một trong những cách nhận biết hôi miệng được dừng nhiều nhất là sử dụng tay. Để biết miệng có mùi hôi hay không bạn dùng tay che miệng và mũi, sau đó thở ra và nhanh chóng hít vào. Hoặc bạn có thể liếm lên cổ tay sau khi nước bọt khô bạn ngửi thử nước bọt xem có mùi hay không.
2. Sử dụng muỗng
Dùng một muỗng kim loại hoặc nhựa, cạo nhẹ lên lưỡi để lấy một ít chất bẩn. Đợi một vài giây rồi ngửi muỗng để kiểm tra mùi. Tránh đưa muỗi quá sâu vào bên trong cổ hỏng sẽ khiến bạn bị khó chịu và nôn ói.
3. Sử dụng chỉ nha khoa
Dùng chỉ nha khoa cũng là một cách nhận biết hôi miệng đơn giản. Dùng chỉ nha khoa làm sạch giữa các kẽ răng, sau đó ngửi chỉ nha khoa để kiểm tra mùi. Nếu chỉ nha khoa không có mùi đặc trưng thì có thể bạn không bị hôi miệng hoặc hôi miệng nhẹ và ngược lại.
4. Thổi hơi vào chiếc cốc
Bạn lấy một chiếc cốc sạch, miệng cốc to vừa bằng khuôn miệng để kiểm tra mùi hơi thở. Đặt cốc cách miệng khoảng 2-3cm và phà hơi nhiều lần vào đó. Sau đó kiểm tra bằng cách ngửi sẽ biết được hơi thở của bạn có mùi không.
5. Hỏi ý kiến người khác
Nhờ một người thân hoặc bạn bè đáng tin cậy kiểm tra hơi thở của bạn. Đôi khi người khác có thể nhận biết mùi hôi dễ dàng hơn bạn.
6. Sử dụng thiết bị kiểm tra hơi thở
Có một số thiết bị đo hơi thở hôi có thể đo lượng hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi trong hơi thở. Bạn có thể mua hoặc sử dụng dịch vụ của nha sĩ.
Cách để khắc phục hơi thở có mùi tại nhà
Trên 80% người dẫn hơi thở có mùi bởi miệng là nơi ẩm ướt và thường xuyên tiếp xúc với đồ ăn. Để giảm thiểu mùi hôi miệng bạn có thể áp dụng một số cách tại nhà sau:
Nhai kẹo cao su
Nhai kẹo cao su không đường sẽ giúp kích thích tiết nước bọt giúp rửa trôi thức ăn và vi khuẩn. Ngoài ra, kẹo cao su có mùi thơm giúp hơi thở của bạn được thơm mát tạm thời.
Dùng xịt thơm miệng
Để khắc phục hôi miệng bạn có thể dùng xịt thơm miệng được bán tại các hiệu thuốc và cửa hàng uy tín.
Uống đủ nước
Uống đủ nước hàng ngày để giữ cho miệng không bị khô. Khô miệng có thể làm tăng mùi hôi miệng.
Khắc phục hôi miệng bằng sản phẩm tự nhiên
Bạn có thể dùng chanh, sữa chua, lá bạc hà, mật ong, nước muối ấm… để giúp chữa hôi miệng tại nhà nhanh chóng mà không tốn quá nhiều thời gian.
Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng mỗi ngày với bàn chải đánh răng, kem đánh răng phù hợp, chỉ nha khoa, nước súc miệng để giúp loại bỏ hoàn toàn những tác nhân khiến hơi thở có mùi.
Ngừng hút thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ hôi miệng và các vấn đề về răng miệng. Nếu cần, tìm sự giúp đỡ để ngừng hút thuốc.
Đây là những biện pháp thường được khuyên dùng để điều trị các vấn đề răng miệng nhẹ. Nếu hơi thở có mùi hôi nặng, đã thực hiện các biện pháp trên không thấy cải thiện có thể bạn đang gặp phải các bệnh lý.
Do vậy hãy đến nha khoa hoặc bệnh viện uy tín để bác sĩ kiểm tra nguyên nhân do đâu khiến miệng có mùi. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn và lên cho bạn phương án điều trị phù hợp với từng tình trạng cụ thể.
Trên đây là bài viết 6 Cách kiểm tra hơi thở có mùi nhanh nhất mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.