Niềng răng mắc cài có mấy loại? Chi phí niềng bao nhiêu?

Biên tập: Bui Hanh 22-06-2020 249 lượt xem

Chỉnh nha thẩm mỹ khắc phục các khuyết điểm về răng là phương pháp đã xuất hiện từ lâu và ngày càng trở lên phổ biến. Dù vậy, với những ai mới bắt đầu còn chưa hiểu rõ về phương pháp này. Hiểu được tâm lý này, Nha khoa Việt Smile đã tập hợp nội dung phân loại để bạn biết niềng răng mắc cài có mấy loại, chi phí niềng bao nhiêu.

Phan loai mac cai nieng rang
Niềng răng mắc cài có mấy loại?

Niềng răng mắc cài hay còn được gọi là phương pháp niềng răng truyền thống hiện nay vẫn luôn được đại đa số khách hàng tin dùng. Hệ thống dây cung và mắc cài giúp bác sĩ dịch chuyển răng và điều chỉnh khớp cắn 1 cách lí tưởng nhất, đưa lại hiệu quả tối ưu cho mọi trường hợp cần chỉnh nha

Trong các phương pháp niềng răng mắc cài lại được chia ra làm 2 nhóm: Một là niềng mắc cài mặt ngoài và hai là niềng răng mắc cài mặt trong.

1. Niềng răng mắc cài mặt lưỡi/ mặt trong

Niềng răng mắc cài mặt trong hay còn gọi là niềng răng mắc cài mặt lưỡi sử dụng mắc cài và dây cung đặt ở mặt trong của răng để dịch chuyển răng. Phương pháp này có ưu điểm về tính thẩm mỹ cao khi niềng.

Tuy nhiên, mắc cài mặt lưỡi ít được khách hàng lựa chọn bởi những bất tiện nhiều hơn lợi ích của nó. Vì đặc thù hạt mắc và dây cung đặt ở mặt trong nên ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và giao tiếp. Nhiều người khó phát âm, thậm chí bị nói ngọng khi đeo mắc cài.

Cac loai nieng rang
Niềng răng mắc cài mặt trong và niềng răng mắc cài mặt ngoài

2. Niềng răng mắc cài mặt ngoài

So với mắc cài mặt ngoài, mắc cài mặt trong thường bị giắt thức ăn nhiều và khó khăn trong công tác vệ sinh. Chưa kể, tình trạng nhiệt miệng do mắc cài va vào môi, má, lưỡi thường xuyên khiến khách hàng bị đau nhức miệng, ảnh hưởng đến ăn uống gây tụt cẩn.

Hiện nay có 2 loại là Mắc cài kim loại (kim loại thường/mắc cài buộc chun và mắc cài tự buộc/ mắc cài thông minh) & Mắc cài pha lê (Pha lê thường/ pha lê tự buộc). Chính vì sự khác nhau này nên chi phí niềng răng mắc cài cũng chia ra làm các gói khác nhau.

2.1 Phân loại niềng răng mắc cài kim loại

Dựa trên sự khác biệt về thiết kế, niềng răng mắc cài kim loại được chia làm 2 loại là niềng răng mắc cài thường hay còn gọi là mắc cài buộc chun) và niềng răng mắc cài kim loại thông minh (tự động/tự buộc).

Cả 2 đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng, đồng thời chi phí cũng có sự chênh lệch.

Nha khoa Việt Smile sẽ liệt kê rõ ngay sau đây để bạn có thể hiểu đồng thời chọn cho mình mắc cài phù hợp nhất.

⇒ Mắc cài kim loại tiêu chuẩn

Là loại mắc cài cần sử dụng thêm 1 dây chun trong để cố định giữa dây cung và mắc cài. Với những bạn muốn tiết kiệm chi phí niềng răng và có nhiều thời gian để đi lại thì loại mắc cài truyền thống này là lựa chọn tuyệt vời.

Niềng răng mắc cài kim loại được sử dụng phổ biến, vậy ưu điểm của chúng là gì:

1. Độ bền chắc cao, khả năng chịu lực tốt.

2. Chi phí phù hợp với đa số người dùng

3. Mang lại hiệu quả chỉnh nha cao

4. Thêm nhiều lụa chọn bởi kiểu dáng đa dạng

Mắc cài buộc chun có nhiều màu sắc cho bạn lựa chọn, các bạn nhỏ rất yêu thích điều này

Chọn gói niềng răng mắc cài kim loại buộc chun, bạn sẽ cần đến nha khoa thường xuyên để bác sĩ thay dây chun khi đã bị nhiễm màu. Do đó nếu lăn tăn về vấn đề thẩm mỹ khi niềng bạn có thể nghiên cứu thêm về mắc cài sứ hoặc pha lê.

Mắc cài kim loại tự động/ tự buộc

Là loại mắc cài được thiết kế thông minh sử dụng các mắc cài có các nắp trượt để tự động đóng mở để cố định răng, không cần thun buộc. Loại mắc cài này giúp quá trình niềng nhẹ nhàng, rút ngắn thời gian chỉnh nha bởi chúng có lực tác động lên răng đều đặn trong suốt quá trình.

Mắc cài kim loại tự động còn được gọi với cái tên là mắc cài thông minh, giúp  bác sĩ điều chỉnh và kiểm soát quá trình niềng, đồng thời nó cho phép bác sĩ thao tác dễ dàng và tiết kiệm thời gian.

Đây là phương pháp niềng răng được đông đảo người dùng lựa chọn. Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc là 1 hình thức niềng răng được cộng đồng mạng truyền tai nhau là phương pháp niềng răng không đau, bởi lực ma sát lên răng nhẹ nhàng hơn.

Tuy nhiên niềng răng mắc cài tự buộc chi phí cao hơn niềng răng mắc cài tiêu chuẩn ( ước tính từ 5 đến 7 triệu). Nếu niềng răng mắc cài pha lê tự buộc ( thông minh) thì hạt mắc cài dày hơn nên có vẻ hơi cộm.

Xem thêm chia sẻ của bác sĩ chuyên sâu niềng răng tại Nha khoa Việt Smile để biết vì sao niềng răng mắc cài tự buộc được lựa chọn nhiều nhất:

Bác sĩ chia sẻ thông tin về niềng răng bằng mắc cài tự buộc

2.2 Phân loại niềng răng mắc cài pha lê

Cùng nằm trong hệ thống mắc cài nên cấu tạo của mắc cài pha lê cũng gồm 2 phần là mắc cài và dây cung. Mắc cài được gắn cố định trên răng và kết nối dây cung để tạo lực siết dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm.

Niềng răng mắc cài pha lê có 2 loại là pha lê thường (hay còn gọi pha lê truyền thống, pha lê buộc chun) và pha lê tự buộc (pha lê tự động). Cũng giống như mắc cài kim loại thường và tự động, chúng chỉ khác nhau về thiết kế.

  • Pha lê truyền thống: Dùng chun hoặc chỉ thép để cố định dây cung vào mắc cài
  • Pha lê tự động có hệ thống khóa tự động (wing-clip).

Niềng răng mắc cài pha lê là một trong những lựa chọn của rất nhiều khách hàng, đặc biệt những bạn đã đi làm vì tính thẩm mỹ cao nhờ những ưu điểm nổi bật:

+ Một là : Các hạt mắc cài có màu trong suốt – trùng với màu răng nên đảm bảo tính thẩm mỹ khi niềng. Điều này giúp khách hàng tự tin hơn khi chỉnh nha mà không sợ lộ mắc cài.

+ Hai là: Mắc cài được làm từ pha lê cao cấp với các góc bo tròn nên đảm bảo độ an toàn, không gây kích ứng môi, má hay nướu của bạn.

+ Ba là: Mắc cài pha lê giúp quý khách hàng tiết kiệm chi phí so với niềng răng trong suốt bởi giá của loại niềng răng này chỉ bằng khoảng 1/3 niềng răng trong suốt invisalign.

Hạn chế duy nhất của mắc cài pha lê chính là khả năng dễ vỡ hơn so với mắc cài kim loại. Đặc biệt mắc cài pha lê tự động dễ bị gãy cánh mắc cài nên khách hàng sẽ phải đến nha khoa định kỳ hơn.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩ với việc niềng pha lê dễ vỡ. 95% khách hàng niềng răng tại Nha khoa Việt Smile khi niềng mắc cài pha lê không hề bị rơi, gãy, vỡ. 5% bị vỡ hoặc bong mắc cài tại vị trí răng hàm do gặm đồ quá cứng.

3. Chi phí niềng răng bao nhiêu tiền?

Tại Nha khoa Việt Smile, mắc cài  được nhập khẩu duy nhất từ 3 thương hiệu nổi tiếng toàn cầu được FDA Hoa Kỳ chứng nhận là 3M – AO – ORMCO.

Bạn có thể tham khảo bảng giá niềng răng tại Trung tâm niềng răng Việt Smile

LOẠI MẮC CÀICHI PHÍ MẮC CÀI
01. Mắc cài kim loại thường (buộc chun)25.000.000 - 35.000.000
02. Mắc cài kim loại tự buộc30.000.000 - 40.000.000
03. Mắc cài pha lê35.000.000 - 45.000.000
04. Mắc cài sứ tự buộc45.000.000 - 55.000.000
05. Niềng khay trong suốt Invisalign80.000.000 - 120.000.000
06. Chi phí làm ClinCheck (Miễn phí theo gói khi niềng)10.000.000
Các dịch vụ đi kèm
01. Nhổ răng chỉnh nha500.000/ răng
02. Minivis2.000.000/ vis
03. Hàm duy trì máng trong suốt500.000/hàm
04. Hàm duy trì hawley1.500.000/ hàm
05. Gắn cung duy trì mặt trong500.000/ hàm
06. Hàm duy trì Vivera Retainer invisalign10.000.000 (set 3 cặp/hàm)
07. Hàm duy trì Vivera Retainer invisalign 15.000.000 (set 3 cặp/2 hàm)
08. Hàm nong chậm3.000.000/hàm
09. Hàm nong nhanh5.000.000/hàm
10. Hàm giữ khoảng răng sữa500.000 - 1.000.000/hàm
11. Chi phí tháo mắc cài và làm sạch MCKL/KLTĐ1.000.000đ/ hàm
12. Chi phí tháo mắc cài và làm sạch MCPL/MCSTĐ1.500.000đ/ hàm

Trung tâm niềng răng Việt Smile thường xuyên có các chương trình ưu đãi để khách hàng có cơ hội niềng răng với giá hấp dẫn. Quý khách hàng theo dõi website hoặc gọi tới Hotline: 0839 637383– 0343 637383 để cập nhật thông tin ưu đãi mới nhất.Hàng triệu khách hàng đã lột xác, xinh đẹp hơn, thành công hơn nhờ bàn tay vàng của các bác sĩ tại Việt Smile.

Niềng răng móm, khấp khểnh với mắc cài kim loại tiêu chuẩn

Hãy để lại đánh giá của bạn

Điều đó giúp chúng tôi cải thiện chất lượng bài viết tốt hơn
Angry
Cần cải thiện
0 %
Sleepy
Bình thường
0 %
Excited
Tuyệt vời
0 %
5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận của bạn

Có thể bạn quan tâm

Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc