Nhiệt miệng uống vitamin gì thì nhanh khỏi? Vitamin nào cần bổ sung khi bị nhiệt miệng? Vitamin PP và vitamin B2 có cần bổ sung, nên uống khi bị nhiệt miệng hay không? Uống vitamin PP và vitamin B2 giảm nhiệt miệng có hiệu quả hay không? Cùng VIET SMILE theo dõi bài viết này để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nhé!
Nhiệt miệng do nguyên nhân nào?
Nhiệt miệng là một trong các tình trạng dễ gặp phải ở mọi độ tuổi và do một số nguyên nhân như:
- Do thói quen ăn nhiều đồ cay, nóng khiến bỏng miệng và kích ứng, làm tổn thương vùng niêm mạc miệng. Dần gây ra tình trạng nhiệt miệng.
- Do thói quen chăm sóc răng miệng chưa đúng cách, làm dụng các sản phẩm vệ sinh răng miệng cũng có thể vô tình gây tổn thương các mô, niêm mạc miệng gây nhiệt miệng.
- Do thiếu hụt các vitamin khiến vi khuẩn dễ xâm nhập gây ra tình trạng bị nhiệt miệng, lở loét, đau rát miệng.
Tình trạng nhiệt miệng có thể khiến bạn cảm thấy khó khăn khi ăn nhai, chán ăn, đau rát miệng, ảnh hưởng cuộc sống, sinh hoạt. Vậy khi bị nhiệt miệng uống vitamin gì để giảm đau?
Nhiệt miệng uống vitamin gì?
Vitamin là một trong các dưỡng chất quan trọng, đóng góp vào các hoạt động sống của cơ thể và duy trì sự sống. Nếu cơ thể bạn bị thiếu vitamin có thể nảy sinh nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, trong đó có nhiệt miệng. Vậy khi bị nhiệt miệng uống vitamin gì? Vitamin nào cần bổ sung?
Vitamin C
Vitamin C là dưỡng chất thiết yếu và cần được bổ sung hàng ngày, đây cũng một trong những dưỡng chất có khả năng tạo lá chắn cho cơ thể từ bên trong. Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin C bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và sức đề kháng bị suy giảm. Lúc này các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào bên trong khoang miệng và gây ra nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có nhiệt miệng.
Vitamin PP
Vitamin PP hay còn được gọi là niacin hoặc nicotinic acid, là một loại vitamin B có tác dụng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Vitamin PP Vitamin PP có khả năng chống lại stress oxy hóa trong cơ thể, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương của các gốc tự do. Đồng thời, vitamin PP cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng bằng cách thúc đẩy hoạt động của các enzym trong hệ tiêu hóa. Điều này giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất từ thức ăn.
Vitamin B2
Vitamin B2 hay còn được gọi là riboflavin, cũng có những tác dụng quan trọng đối với sức khỏe của con người như: hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng, thúc đẩy hoạt động của các enzym, tăng sức đề kháng, là thành phần cần thiết cho việc sản xuất các hợp chất quan trọng, chuyển hóa dưỡng chất.
Bạn có thể bổ sung vitamin hiệu quả qua những bữa ăn hàng ngày với chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dưỡng chất, giúp giảm nhiệt miệng. Một số loại thực phẩm, đồ uống bạn có thể bổ sung như:
- Vitamin C: chanh, dâu tây, kiwi, cà chua, đu đủ, các loại rau xanh (súp lơ trắng, bông cải xanh), ổi,…
- Vitamin PP: ngũ cốc (gạo, đậu, mè, vừng,..), trong phủ tạng động vật (thận, gan,…), thịt, cá
- Vitamin B2: thịt bò, sữa đậu nành, hạnh nhân, dầu mè, cá thu,…
Tuy nhiên, bạn nên bổ sung vitamin với lượng vừa đủ không nên nạp quá nhiều hay bổ sung quá ít để có một sức khỏe tốt nhất nhé.
Nhiệt miệng uống vitamin PP và vitamin B2 có hiệu quả không?
Như chia sẻ ở trên thì vitamin PP (Niacin) và vitamin B2 (Riboflavin) là những dưỡng chất rất quan trọng với sức khỏe. Khi bạn bị nhiệt miệng có thể do thiếu vitamin PP và B2 nên nếu nguyên nhân bạn bị nhiệt miệng do thiếu vitamin thì bạn có thể bổ sung 2 loại vitamin này để đạt hiệu quả, giảm nhiệt miệng tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu nguyên nhân bạn bị tình trạng nhiệt miệng do viêm nhiễm, hay do nguyên nhân khác thì bạn nên thăm khám, lắng nghe ý kiến của bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp với bạn nhất nhé!
Trong tình trạng nhiệt miệng, việc cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất có thể giúp cơ thể duy trì sức khỏe tốt hơn, hỗ trợ quá trình phục hồi. Vitamin PP và B2 có tác dụng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, từ đó đóng vai trò hữu ích trong việc giảm triệu chứng nhiệt miệng.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì bạn có thể bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ VIET SMILE qua hotline 0796 111 888 để được hỗ trợ, giải đáp nhanh nhất nhé!
Trên đây là bài viết Nhiệt miệng uống vitamin gì? Có nên uống vitamin PP và B2 không? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.