Cách chăm sóc răng sứ tại nhà là việc làm cần thiết có thể duy trì tính thẩm mỹ, bảo vệ răng bền lâu, không sứt bể hay vỡ. Để có hàm răng đẹp bạn hãy tham khảo những hướng dẫn cách chăm sóc răng sứ tại nhà hiệu quả từ nha khoa Việt Smile.
Vì sao cần chăm sóc răng sứ?
Dù răng sứ có nhiều ưu việt nhưng nếu sau làm răng không được chăm sóc, bảo vệ đúng cách có thể gặp các vấn đề như:
- Về sứ: răng sứ có thể bị bể, mẻ, gãy vỡ, đổi màu
- Về nướu: nướu có thể bị sưng nề, viêm nhiễm, đỏ, lợi dễ chảy máu, tụt nướu, lộ đường tiếp giáp giữa răng sứ – lợi
- Về răng: Răng sứ ê buốt, răng sứ kênh – cộm, thậm chí bị rối loạn khớp thái dương hàm
- Các bệnh răng miệng: Men răng và nướu răng sứ cũng sẽ bị tấn công bởi vi khuẩn nếu bạn chăm sóc không đúng cách. Điều này gây ra viêm nhiễm quanh răng, sâu răng, viêm tủy
- Hôi miệng: Nếu chăm sóc răng sứ không tốt, phần nướu bị viêm nhiễm hay thức ăn giắt vào lâu ngày, vi khuẩn sẽ lưu lại và gây mùi hôi miệng
Bật mí cách chăm sóc răng sứ tại nhà tốt nhất
Theo các chuyên gia về răng sứ thẩm mỹ tại nha khoa Việt Smile cách chăm sóc răng sứ sau khi bọc là việc vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, người làm răng sẽ là người trực tiếp sử dụng răng sứ để ăn nhai trong thời gian về sau.
Nguyên tắc giúp bạn giữ được nụ cười khỏe đẹp lâu bền nhất sau dán veneer sứ hoặc bọc răng sứ là cần kết hợp giữa vệ sinh răng miệng hàng ngày cùng với điều chỉnh thói quen và chế độ ăn uống.
Thường xuyên vệ sinh răng miệng hàng ngày
Cũng giống như răng tự nhiên, cách vệ sinh răng sứ là bạn cần đánh răng 2 lần/ngày. Bạn hãy chọn cho mình bàn chải cầm vừa tay, lông mềm, khi đánh răng hãy dùng lực vừa đủ, nghiêng bàn chải 45 độ, chải theo chiều dọc để làm sạch tất cả các bề mặt răng, kẽ răng. Bạn không nên dùng lực quá mạnh, tránh tình trạng chảy máu chân răng khi chải răng, lâu dần có thể mòn men răng.
Tránh việc lạm dụng tăm xỉa răng bởi đây được xem là 1 trong những nguyên nhân khiến răng bạn bị thưa, không những khiến thức ăn dễ dắt vào mà còn dễ gây sâu răng. Ngoài ra, thói quen xỉa răng cũng gây những tổn thương cho răng và nướu của bạn, lâu dần gây mòn răng, làm bong bật miếng dán sứ veneer.
Sau các bữa ăn bạn nên súc miệng bằng nước trắng trước, khoảng 20 – 30 phút sau đó bạn mới nên chải răng. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch hết mảnh vụn thức ăn tại vị trí các kẽ răng tránh tạo môi trường cho vi khuẩn hình thành và phát triển.
Dùng nước súc miệng hay dung dịch nước muối Natri Clorid 0.9% súc miệng để loại bỏ vi khuẩn trên mảng bám. Việc này đồng thời cũng giúp các bạn có hơi thở thơm mát, không lo hôi miệng sau làm răng sứ.
Bên cạnh cách chăm sóc răng bọc sứ bằng việc đánh răng đúng cách để giữ cho hàm răng sạch sẽ, Bạn hãy kết hợp massage nhẹ nhàng khu vực chân nướu bằng tay sạch, thực hiện nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt hơn.
>>> Xem thêm: Trồng răng sứ cố định
Loại bỏ các thói quen xấu có hại cho răng sứ
Răng sứ có độ cứng tương răng thật, dù vậy chẳng may răng sứ bị sứt mẻ, bị vỡ thì phục hồi lại sẽ phức tạp hơn răng thật. Bởi vậy, để bảo vệ răng sau làm sứ bạn cần loại bỏ 1 số thói quen xấu được Nha khoa Việt Smile liệt kê dưới đây
- Không dùng răng để mở nắp chai, giật mác giá quần áo hay cắn xé bao bì, cắn dây chỉ quần áo. Thay vào đó, bạn hãy dùng kéo hoặc dụng cụ mở nắp chai thay cho răng bạn nhé.
- Thói quen cắn móng tay cũng là thói quen xấu được liệt vào “sổ đen” của nha sĩ ngay cả khi bạn không làm răng sứ thẩm mỹ. Thế nên, hãy hạn chế, từ bỏ dần việc cắn móng tay nhé.
- Thói quen nhai đá gây nguy hại cho men răng – răng nhạy cảm- Răng nứt, mẻ..kéo theo nhiều mối lo hại khác như sâu răng, viêm tủy răng, chết tủy, răng lung lay…
- Hạn chế dùng thực phẩm có màu như nước ngọt, trà, cà phê sẽ làm răng kém sáng đẹp
- Tác hại của các loại nước uống có gas đối với răng sứ nói chung và sức khỏe tổng quát là không hề nhỏ. Hãy hạn chế dùng nước có gas.
- Loại bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Hút thuốc lá là nguyên nhân chất lượng khiến răng ố vàng, gây bệnh lý răng miệng, bệnh nha chu. Bạn hãy nghiêm túc nói không với thuốc lá
Nên ăn gì sau khi làm răng sứ?
Cách chăm sóc răng sứ thẩm mỹ tại nhà đúng cách – hiệu quả cho bạn không thể không kể tới chế độ ăn khoa học với các thực phẩm có lợi cho sức khỏe răng miệng.
- Hãy giúp cho răng khỏe mạnh và cứng chắc bằng dinh dưỡng từ sữa, trứng, pho mát
- Trong thực đơn hàng ngày bạn nên tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi có sữa chua, pho mát, bông cải xanh, cải xoăn.. .giúp nướu răng khỏe mạnh
- Danh sách các hoa quả tươi như cam, quýt, đu đủ dưa hấu, chuối, cà chua, ổi, bưởi….có chứa rất nhiều vitamin C. Bạn nên tăng cường bổ sung chúng, góp phần nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh lý răng miệng
- Đây cũng là những nhóm thực phẩm rất tốt cho sự chắc khỏe của răng, được các bác sĩ khuyên dùng nhiều nhất cho cả người làm răng sứ
- Đặc biệt, bạn nên ăn nhai với lực vừa phải, nhai kỹ, nhai đều 2 hàm để lực tác động được cân bằng, như vậy sẽ đảm bảo cho hàm răng sứ của bạn được tốt hơn
- Dù răng sứ đã được chứng minh có khả năng chịu lực lớn gấp nhiều lần răng tự nhiên nhưng bạn vẫn nên hạn chế ăn nhai đồ cứng, thực phẩm quá nóng, quá lạnh để bảo vệ răng tốt nhất, tránh bị nứt vỡ hay sứt mẻ răng.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Điều không thể phủ nhận là nước rất quan trọng với cơ thể chúng ta. Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày là giải pháp giúp bảo vệ răng rất quan trọng lại đơn giản.
Uống nước đủ giúp điều hòa thân nhiệt, giúp bộ não hoạt động hiệu quả hơn, giúp bạn kiểm soát cân nặng, giữ ẩm cho da.
Đặc biệt với chăm sóc răng sau khi bọc sứ, nước sẽ giúp bạn loại bỏ bớt đi những thức ăn còn lưu lại trong miệng, không để cho vi khuẩn có cơ hội hình thành. Uống đủ nước để giữ cho nướu răng sạch sẽ, kích thích tiết dịch vị.
>>> Xem thêm: Review bọc răng sứ
Kiểm tra răng sứ định kỳ tại nha khoa
Sau làm sứ nhiều người không chú ý đến việc tái khám theo chỉ định của bác sĩ khiến tuổi thọ của răng sứ giảm.
Duy trì tái khám định kỳ 6 tháng/ 1 lần và lấy cao răng là điều nha sĩ luôn khuyến khích. Việc thường xuyên theo dõi giúp bạn tránh được các bệnh răng miệng, giúp bác sĩ phát hiện sớm những bất thường ở mô nướu, răng, xương hàm và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp – kịp thời.
Một chế độ chăm sóc răng sứ khoa học theo lời dặn của bác sĩ là yếu tố then chốt để đảm đảm bảo sức khỏe răng miệng, giữ răng sau làm sứ đẹp bền lâu.
Những điều nên tránh sau khi làm răng sứ
Sau khi làm răng sứ, bạn nên tuân thủ một số hướng dẫn và tránh những thói quen có thể gây hại cho răng sứ. Dưới đây là một số điều nên tránh sau khi làm răng sứ:
Không nên nhai cắn quá mạnh
Tránh sử dụng răng sứ để cắn vật cứng hoặc dùng răng sứ để cắn vỏ hạt quá cứng như hạt óc chó, vỏ hạt dưa, hạt mắc ca,… vì có thể gây hư hại hoặc gãy răng sứ.
Không sử dụng răng sứ để cắn,mở các đồ vật cứng như bao bì, chai lọ, vì điều này có thể gây nứt, vỡ, hỏng răng sứ.
Nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ thì hãy sử dụng miếng chống nghiến đổ giảm áp lực len răng sứ để tránh gây hư hỏng răng sứ.
Không sử dụng thuốc lá
Hút thuốc lá có thể gây hại nghiêm trọng cho răng sứ và sức khỏe miệng chung. Thuốc lá chứa các hợp chất độc hại, gây ra mảng bám, ố vàng răng, làm mất màu răng sứ và gây tổn hại cho răng sứ. Ngoài ra, nó cũng làm tăng nguy cơ viêm nướu và các vấn đề miệng khác.
Để duy trì răng sứ và sức khỏe miệng tốt, hãy tránh hút thuốc lá hoặc ngừng hút thuốc lá nếu đang có thói quen này.
Đừng sử dụng đồ ăn quá nóng hay quá lạnh
Trong thời gian đầu sau khi làm răng sứ còn mới và đang trong quá trình thích ứng. Vậy nên bạn hãy tránh ăn thức ăn nóng hoặc lạnh quá mức để tránh kích ứng hoặc làm hỏng răng sứ.
Hạn chế uống nước có ga và các đồ uống có màu
Nước có ga và các đồ uống có màu như cà phê, trà, nước ngọt có thể gây mòn men răng và làm mất màu răng sứ. Nếu bạn uống các loại đồ uống này hãy sử dụng ống hút để giảm tiếp xúc trực tiếp với răng sứ.
Không dùng kem đánh răng có chất mài mòn
Không sử dụng các loại kem đánh răng chứa chất mài mòn, vì có thể làm hỏng men răng và làm biến đổi màu răng sứ. Thay vào đó, nên chọn loại kem đánh răng được làm từ những thành phần tự nhiên, không chứa chất mài mòn để có thể bảo vệ men răng và răng sứ hiệu quả.
Trên đây là bài viết Hướng dẫn cách chăm sóc răng sứ tại nhà hiệu quả mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.