Bệnh sâu răng và cách phòng ngừa

Biên tập: Thu Huyền 12-01-2021 748 lượt xem

Sâu răng là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh sâu răng có thể làm vỡ răng, sâu răng làm giảm thẩm mỹ, gây hôi miệng ảnh hưởng đến giao tiếp, đau nhức ảnh hưởng đến việc ăn uống… Vì vậy, việc phòng ngừa sâu răng có thể giúp ta tránh được các vấn đề quan trọng về răng miệng sau này. Theo dõi ngay thông tin chia sẻ từ Nha khoa Việt Smile.

Benh sau rang
Bệnh sâu răng và cách phòng ngừa

Bệnh sâu răng là gì?

Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình mất khoáng, gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng.

Sâu răng thường phát triển bên dưới bề mặt răng, nơi bạn không thể nhìn thấy chúng. Khi bạn ăn thực phẩm có chứa carbohydrate (đường và tinh bột), những carbohydrate này bị ăn bởi những vi khuẩn dính trên mảng bám, từ đó tạo ra axit gây tổn hại cho răng.

Theo thời gian, men răng bắt đầu bị phá vỡ bên dưới bề mặt răng trong khi bề mặt răng vẫn còn nguyên. Khi lớp men răng dưới bề mặt bị ăn mòn, bề mặt răng sụp xuống, tạo thành một lỗ sâu răng.

Một khi men răng đã bị tổn thương thì không thể phục hồi, nha sĩ sẽ phải thực hiện trám răng. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể phải chữa trị bằng lấy tủy răng.

sau rang
Sâu răng tiến triển theo giai đoạn

Dấu hiệu nhận biết bạn bị sâu răng

Chỉ nha sĩ của bạn mới có thể khẳng định chắc chắn rằng bạn có bị sâu răng hay không.

Nha sĩ có thể chẩn đoán sâu răng bằng cách kiểm tra bề mặt răng hoặc chụp X-quang để xem vùng tổn thương đã đi từ men răng vào ngà răng hoặc tủy răng hay chưa.

cau tao rang
Cấu tạo của 1 chiếc răng

Chẩn đoán sâu răng

Chẩn đoán sâu răng thường dựa vào các dấu hiệu sau:

– Nhìn thấy lỗ sâu: Thường là thương tổn men và ngà răng. Nếu dùng que nạo ngà, lấy hết vụn bẩn thức ăn trong lỗ sâu, sẽ thấy đáy lỗ sâu rộng hơn miệng lỗ.

– Đau buốt khi kích thích: Khi thức ăn lọt vào lỗ sâu, khi ăn nóng, lạnh, ngọt…, răng của bạn sẽ đau buốt; nhạy cảm hơn, vì vậy, hãy đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.

– Nếu thấy răng có lỗ sâu mà đau thành cơn kéo dài khoảng 10 phút rồi dịu dần thì đó là dấu hiệu nhiễm trùng tủy răng. Lúc này, sự can thiệp của nha sĩ  là rất cần thiết.

Sâu răng có nhiều khả năng phát triển trong các lỗ trên bề mặt nhai của răng hàm, ở kẽ răng và gần mép nướu. Sâu răng có thể ở bề mặt thân răng hoặc chân răng, tổn thương sâu trên thân răng bắt đầu từ men răng, còn tổn thương trên chân răng bắt đầu từ men răng hoặc ngà chân răng.

Cho dù sâu răng hình thành ở bất kỳ vị trí nào, cách tốt nhất để phát hiện ra và điều trị chúng trước khi chúng trở nên nghiêm trọng là đến nha sĩ để kiểm tra định kỳ.

Nếu bạn chần chừ và để sâu răng trở nên nghiêm trọng, việc điều trị sau này sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều, ví dụ như phải thực hiện các phương pháp như lấy tủy răng, bịt răng hoặc thậm chí phải nhổ răng – cấy ghép implant vô cùng tốn kém.

Tại sao sâu răng khiến bạn bị đau?

Sâu răng khiến ngà răng nhạy cảm và tủy thần kinh trong răng không còn được che phủ và lộ ra, dẫn đến tình trạng đau âm ỉ hoặc đau từng cơn, đau khi nhai.

Răng bị sâu sẽ ê buốt khi có kích thích nóng lạnh, chua ngọt, khi lỗ sâu tiến sát tủy răng thì tủy răng sẽ bị viêm, bệnh nhân bị đau tủy răng từng cơn.

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, những cơn đau do sâu răng thường xảy ra khi bạn ăn thức ăn lạnh hoặc thức ăn ngọt. Các dấu hiệu khác cho thấy bạn đang bị sâu răng là bạn sẽ cảm thấy hơi thô ráp khi dùng lưỡi chạm vào răng hoặc thức ăn bị mắc vào răng. Bạn cũng có thể nhìn thấy lỗ sâu răng thực sự trong răng của bạn.

Ngăn Ngừa Sâu Răng Bằng Cách Nào?

Chải răng đúng cách

Chải răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ mảng bám ở kẽ răng và bên dưới viền nướu.

Thay bàn chải đánh răng theo định kỳ 3-4 tháng/lần hoặc nhanh hơn nếu lông bàn chải có dấu hiệu xơ, mòn, bị toe ra hai bên. Sử dụng một bàn chải trong thời gian quá lâu sẽ làm hiệu quả làm sạch của bàn chải kém đi.

Bạn nên sử dụng kem đánh răng có fluoride, giúp củng cố răng chắc khỏe. Bên cạnh đó, sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ các hạt thức ăn ở những nơi bàn chải đánh răng khó tiếp cận.

Sử dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa chất fluoride, ví dụ như kem đánh răng có chứa fluoride. Sử dụng nước súc miệng cũng là điều cần thiết để giữ răng sạch.

Chế độ ăn uống cân bằng, đủ dưỡng chất

Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế các loại thực phẩm giàu tinh bột hoặc đường. Khi bạn ăn những thực phẩm này, hãy cố gắng ăn chúng cùng với bữa ăn hằng ngày của bạn thay vì ăn vặt để giảm thiểu số lần răng của bạn phải tiếp xúc với axit.

Để thúc đẩy tiết nước bọt, chúng ta cần tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả và rau. Những quả tốt nhất là táo, chuối và đậu Hà Lan.

Thăm khám răng định kì

Sâu răng không tốt chút nào, và chẳng ai muốn phải trám răng hay điều trị cả. Hãy đặt một cuộc hẹn với nha sỹ ít nhất 1-2 lần/năm để khám răng thường xuyên.

Chăm sóc răng miệng đúng cách có thể giúp ngăn chặn các vấn đề về răng miệng và không để chúng phát triển thành các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Chăm sóc răng miệng là việc làm cần thiết của mỗi người. Có 1 hàm răng khỏe đẹp sẽ giúp bạn ăn nhai tốt, hơi thở thơm mát, nụ cười rạng ngời, tôn thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt.

5/5 - (1 bình chọn)

Trên đây là bài viết Bệnh sâu răng và cách phòng ngừa mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc