“Bọc răng sứ có niềng được không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng sau này hay không?” là thắc mắc cài khách hàng H.N khi đến nha khoa VIET SMILE. Có lẽ đây cũng là một trong những thắc mắc mà nhiều khách hàng cũng đang đi tìm lời giải đáp. Bài viết dưới đây Nha khoa VIET SMILE sẽ giải đáp cho thắc mắc của chị H.N và khách hàng đang quan tâm.
Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ thẩm mỹ (hay phục hình cố định răng sứ) là phương pháp sử dụng răng sứ được làm hoàn toàn từ sứ hoặc sứ kết hợp cùng kim loại để chụp lên phần răng khiếm khuyết hoặc hư tổn để tái tạo hình dáng, kích thước và màu sắc như răng thật.
Giải đáp: “Bọc răng sứ có niềng được không?”
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ được khách hàng tin dùng với mong muốn cải thiện màu sắc, hình dáng răng và nâng tầm thẩm mỹ nụ cười. Tuy nhiên, nếu bạn bọc răng sứ đơn lẻ từng chiếc thì chỉ khắc phục được khuyết điểm của răng đó. Các khuyết điểm như sai khớp cắn, hô, móm,… có thể chưa được khắc phục triệt để.
Vậy nên sau khi bọc răng sứ nhiều khách hàng mong muốn niềng răng để có một hàm răng đều đẹp chuẩn khớp cắn. Nhưng lại không biết bọc răng sứ rồi có niềng được không?
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, bọc răng sứ vẫn có thể làm niềng răng được nếu bạn chỉ bọc một hoặc một vài răng sứ.
Tuy nhiên, phải tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Do vậy trước khi quyết định bọc răng sứ có niềng răng được không bác sĩ sẽ cần thăm khám chụp phim x-quang để đánh giá tình trạng răng miệng.
Nếu răng của bạn đủ các điều kiện sau thì có thể niềng:
- Răng sứ phải còn cứng, chắc, không bị nứt, mẻ
- Chân răng thật phải còn khỏe mạnh
- Cùi răng thật có đủ khả năng chịu lực siết răng
Với những trường hợp bạn đã bọc răng sứ toàn hàm thì không nhất thiết phải bọc răng sứ, vì khi thực hiện bác sĩ đã tính toán sao cho răng của bạn đều đẹp, chuẩn khớp cắn giúp ăn nhai tốt và đạt tính thẩm mỹ cao.
Lý do không thể niềng răng sau khi đã bọc sứ
Như trên đã nói không phải trường hợp nào cũng nên bọc sứ. Dưới đây là một số lý ở một số trường hợp bác sĩ khuyên bạn không nên niềng răng sau khi đã bọc sứ.
Răng sứ dễ bị bung tuột
Với những trường hợp bọc răng sứ không sát khít do tay nghề bác sĩ kém hoặc keo dán nha khoa kém chất thì trong quá trình siết răng, răng sứ sẽ bị bật ra ngoài.
Khó thành công
Trước khi bọc răng sứ bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn. Nếu răng của bạn đã lấy tủy ở nhiều răng, răng bị mài cụt thì niềng răng rất khó thành công. Bởi sau khi răng đã lấy tủy thì không còn chắc chắn.
Hỏng răng sứ và răng thật
Với những trường hợp mô răng thật còn lại nhiều và khỏe mạnh thì việc niềng răng hoàn toàn có thể thực hiện được và đạt kết quả tốt. Nhưng với những trường hợp làm răng sứ ở nha khoa kém uy tín, bác sĩ mài răng thật quá nhiều thì cùi răng thật sẽ bị yếu đi khi chịu lực siết của khí cụ, răng sứ và răng thật có thể bị rụng mất.
Đâu là thời điểm tốt nhất để làm răng sứ
Bên cạnh bọc răng sứ có niềng răng được không thì đâu là thời điểm tốt nhất để làm răng sứ cũng được đặt ra nhiều. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng để xem xét khi bạn quyết định thời điểm tốt để làm răng sứ:
Trên 18 tuổi
Theo khuyến cáo, độ tuổi bọc răng sứ an toàn nhất là bạn phải trên 18 tuổi. Đây là thời điểm đã hoàn tất quá trình thay răng và đảm bảo được sự ổn định của cấu trúc xương hàm.
Sau khi niềng răng
Với những trường hợp bị hô, móm, khấp khểnh quá nặng,… bọc răng sứ không những không mang lại hiệu quả mà còn có thể gây ảnh hưởng đến răng do bác sĩ sẽ cần phải mài quá nhiều. Vậy nên nếu mong muốn bọc răng sứ để cải thiện màu sắc răng để tự tin hơn, bạn nên niềng răng trước để đưa răng về thẳng hàng, khớp cắn tốt rồi mới bọc răng sứ.
Khi răng bị khuyết điểm
Khi răng của bạn bị sâu, sứt mẻ, gãy vỡ hoặc đã lấy tủy bạn nên bọc răng sứ ngay, mão răng sứ sẽ giúp bảo vệ những chiếc răng đó ngắn chặn không cho vi khuẩn thẩm nhập và tránh những tác động từ bên ngoài. Từ đó giúp việc ăn nhai khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ của răng.
Hay khi răng bị thưa bạn có thể cân nhắc làm răng sứ để đóng khoảng khe thưa. Bởi răng thưa không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nhồi nhét thức ăn, nếu không được vệ sinh kỹ sẽ dễ mắc bệnh lý.
Đối tượng nào nên bọc răng sứ?
Khi nào nên bọc răng sứ?
Có 6 trường hợp chính được nha sĩ chỉ định bọc răng sứ bao gồm: mất răng, răng khấp khểnh, mẻ răng, răng thưa, răng có màu sắc xấu và răng nhiễm Tetracycline. Cụ thể:
Mất răng: Mất răng là một trong những trường hợp phổ biến được chỉ định bọc răng sứ. Tùy vào tình trạng mất răng mà bác sĩ có thể chỉnh định thực hiện bắc cầu răng sứ.
Răng khấp khểnh, lệch lạc: Ở mức độ nhẹ, răng khấp khểnh và lệch lạc có thể khắc phục bằng phương pháp bọc răng sứ.
Mẻ răng: ở trường hợp răng bị nứt, vỡ, mẻ lớn không thể khắc phục bằng cách mài lại được thì nha sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ. So với trám thì bọc sứ sẽ giúp khôi phục lại vẻ đẹp và chức năng ăn nhai tốt hơn rất nhiều.
Răng thưa: là tình trạng răng không khít lại với nhau, giữa các răng có khe hỡ lớn gây mất thẩm mỹ và khó khăn trong việc ăn uống. Bọc răng sứ được xem là một trong những phương pháp khắc phục tình trạng răng thưa hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Răng nhiễm Tetracycline: là tình trạng răng nhiễm kháng sinh gây ố vàng, đem sậm và màu răng không đều, loang lỗ gây mất thẩm mỹ và thiếu tự tin cho người bệnh. Ở mức độ nặng, răng người bệnh nhiễm Tetracycline sẽ không thể tẩy được và buộc phải bọc răng sứ.
Màu sắc răng xấu: tương tự răng nhiễm Tetracycline, ở một vài trường hợp răng ố vàng nặng, xấu và không đều màu sẽ được bác sĩ chỉ định bọc răng sứ nhằm cải thiện độ thẩm mỹ cho răng.
Trên đây là bài viết Đã làm bọc răng sứ có niềng được không? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.