Lắp răng sứ bị kênh, cộm có sao không? Cách xử lý bọc sứ bị cộm

Biên tập: Thu Huyền 18-04-2020 636 lượt xem

Lắp răng sứ bị kênh là một trong những hậu quả khuôn lường khi làm răng sứ ở nha khoa không uy tín. Khi đó bạn sẽ phải đối mặt với khó khăn trong ăn nhai và giao tiếp. Vậy nguyên nhân do đâu sau lắp răng sứ kênh, cộm và phải xử lí như thế nào. Nội dung bài viết dưới đây nha khoa Việt Smile sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.

Lắp răng sứ bị kênh, cộm có sao không? Cách xử lý bọc sứ bị cộm
Lắp răng sứ bị kênh, cộm có sao không? Cách xử lý bọc sứ bị cộm

Làm răng sứ bị kênh, cộm là gì?

Làm răng sứ bị kênh, cộm là tình trạng sau khi lắp răng, răng sứ và răng thật không ăn khớp với nhau gây nên cảm giác vướng xíu, khó chịu một số trường hợp mặt nhai của răng hàm đối diện không ăn khớp với nhau. Khi ăn nhai bạn sẽ cảm thấy ăn nhai khó khăn, thậm chí còn làm tổn thương răng thật và nướu gây đau nhức, khó chịu.

Nguyên nhân lắp răng sứ bị kênh, cộm

Nguyên nhân chính dẫn đến răng bọc sứ bị cộm hoàn toàn do tay nghề bác sĩ. Bác sĩ chưa đủ khéo léo, kỹ thuật xử lý chưa vững dẫn đến kênh cộm sau khi bọc răng sứ. Vấn đề này xuất phát từ các nguyên nhân:

Nguyên nhân lắp răng sứ bị kênh, cộm
Nguyên nhân lắp răng sứ bị kênh, cộm

Trình độ tay nghề thực hiện của bác sĩ

Bác sĩ là người trực tiếp tham gia vào quá trình bọc răng sứ và là người quyết định phần lớn đến kết quả sau khi thực hiện. Nhưng bác sĩ thực hiện không có kỹ thuật sẽ dẫn tới mài răng quá nhiều, lấy dấu răng không chính xác hay lắp răng sứ không sát khít với răng thật. Khi đó răng sứ và răng thật sẽ tạo ra một khoảng hở, không ăn khít với nhau gây nên kênh, cộm, sai lệch khớp cắn.

Bên cạnh đó, còn mở ra điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

Chế tác răng sứ không được chính xác

Bác sĩ nha khoa không có đủ kỹ năng và kinh nghiệm trong việc chế tác răng sứ, khi chế tác răng sứ có thể bị to hoặc nhỏ hơn so với kích thước cùi răng thật. Khi đó lắp răng sứ lên sẽ không ăn khớp với răng thật mà có kiện tượng bị kênh, cộm dẫn tới khó khăn trong việc ăn nhai.

>>> Xem thêm: Răng sứ bị lung lay

Chưa xử lý triệt để bệnh lý răng miệng

Trước khi chế tác răng sứ, bệnh lý răng miệng cần được xử lý triệt để tránh gâu nguy hiểm cho răng miệng và ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng sứ. Nhưng khi bác sĩ không chẩn đoán và xử lý triệt để các vấn đề răng miệng như bệnh nha chu, viêm nướu, sâu răng,… vi khuẩn sẽ ngày càng phát triển làm cho những bệnh lý này ngày càng nặng hơn.

Lúc này sẽ ảnh hưởng đến răng sứ và răng thật, kênh, cộm là một trong những tác hại của việc chưa xử lý triệt để bệnh lý răng miệng.

Do chưa triệt tủy triệt để
Do chưa triệt tủy triệt để

Bọc răng sứ bị cộm do chỉnh khớp chưa tốt

Khi bạn bọc răng sứ từ 18 – 20 răng tùy theo từng cung cười, đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần làm quen với khớp căn mới. Thông thường bạn mất 7 – 10 ngày để có thể ăn nhai thoải mái trở lại. Sau lắp răng cố định, bác sĩ chỉ chỉnh được tương đối theo kinh nghiệm và cắn khớp tại thời điểm đó.

Không ai cảm nhận khớp răng chính xác hơn bạn, chỗ nào bị cộm, chỗ nào chạm sớm hơn khi ăn nhai chỉ bạn mới biết. Bạn chỉ cần chia sẻ với bác sĩ đã bọc sứ cho bạn và chỉnh lại.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉnh đến 5 lần 7 lượt nhưng tình trạng bọc răng sứ bị cộm vẫn diễn ra thì rất khó thể ngay từ đầu, bác sĩ bọc răng sứ của bạn đã mài không đúng kỹ thuật. Không có tư duy thiết lập khớp cắn chuẩn nên dù chỉnh rất nhiều lần, tình trạng kênh, cộm vẫn diễn ra.

Trường hợp xấu nhất trong trường hợp này, bạn có thể sẽ phải tháo toàn bộ hoặc một phần răng sứ đã làm để bọc chụp lại răng sứ khớp nhằm mục đích căn chỉnh lại khớp cắn tốt nhất. Bởi nếu tình trạng bọc sứ bị cộm diễn ra lâu ngày, ảnh hưởng đến khớp cắn và chức năng ăn nhai có thể dễ đến đau thái dương hàm.

Bọc răng sứ bị cộm do thừa sứ, thừa chất gắn

Lỗi kỹ thuật này dễ dàng xử lý hơn so với nguyên nhân trên. Khi bạn đá lưỡi sẽ cảm thấy cộm, ráp ở đầu lưỡi. Trong quá trình gắn, có thể do thiếu tinh tế nên bác sĩ để dư lại 1 phần sứ hoặc chất gắn thừa.

Để khắc phục thì phần sứ thừa sẽ được bác sĩ mài đi, phần chất gắn thừa bác sĩ vệ sinh sẽ sạch không để hại hậu quả làm răng sứ nào sau này cho khách hàng.

Sau khi làm răng sứ bị kênh, cộm có ảnh hưởng gì?

Răng sứ không được thực hiện đúng kỹ thuật dẫn tới kênh, cộm sau khi lắp răng sẽ gây ra một số ảnh hưởng như:

Sau khi làm răng sứ bị kênh, cộm có ảnh hưởng gì?
Sau khi làm răng sứ bị kênh, cộm có ảnh hưởng gì?

Gây mất thẩm mỹ

Lắp răng sứ bị kênh, cộm sẽ làm răng sứ trông không đẹp và không tự nhiên, nếu là răng cửa khi cười rất dễ lộ ra khuyết điểm, thẩm mỹ khuôn mặt cũng sẽ bị giảm sút. Điều này khiến bạn cảm thấy tự tin, ngại cười hay giao tiếp với mọi người xung quanh.

Đau và nhạy cảm

Lắp răng sứ bị kênh, cộm có thể gây ra đau hoặc nhạy cảm khi ăn uống hoặc khi có áp lực tác động lên nó. Việc mất tính cơ học của răng sứ có thể làm tăng cảm giác đau nhức hoặc nhạy cảm.

Tăng nguy cơ mắc bệnh lý

Lắp răng sứ bị kênh, cộm sẽ tạo ra những khoảng hở giữa răng thật và răng sứ. Khi ăn nhai thức ăn sẽ giắt vào bên rất khó vệ sinh, từ đó vi khuẩn cũng sẽ sinh sôi và tấn công và răng thật và nướu gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm, hỏng răng thật và mất răng rất dễ xảy ra.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu răng sứ bị hở

Mất chức năng ăn nhai

Nếu sau khi lắp răng sứ bị kênh, cộm một cách nghiêm trọng, nó có thể ảnh hưởng đến chức năng nhai. Răng sứ không còn hoạt động hiệu quả như một răng tự nhiên, dẫn đến khó khăn trong việc nhai thức ăn.

Cách khắc phục lắp răng sứ bị kênh

Sau khi lắp răng sứ bị kênh bạn có thể áp dụng một số cách khắc phục sau đây:

Cách khắc phục lắp răng sứ bị kênh
Cách khắc phục lắp răng sứ bị kênh

Liên hệ với nha sĩ có chuyên môn

Đầu tiên, bạn cần tham khảo nha sĩ để được đánh giá tình trạng của răng sứ bị kênh. Nha sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng và xác định phạm vi và mức độ của răng sứ bị kênh. Dựa vào đánh giá này, nha sĩ sẽ đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp.

Sửa chữa răng sứ

Nếu sau lắp răng sứ bị kênh cộm do thiết kế sai kích thước bác sĩ sẽ tháo mão sứ ra và điều chỉnh lại răng sứ sau đó thử lại để kiểm tra, đến khi đạt tỷ lệ chuẩn, răng sứ và răng thật đã ăn khớp với nhai bác sĩ sẽ lắp lại răng sứ. Hoặc bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp trám răng để trám bít lại những kẽ hở đó tránh cho thức ăn bị giắt hoặc lọt vào bên trong.

Bọc răng sứ mới

Nếu lắp răng sứ bị kênh, cộm do mài cùi răng không chính xác, bác sĩ sẽ tháo răng sứ ra và điều chỉnh lại đường mài. Sau đó sẽ lấy lại dấu răng để gửi về phòng labo để thiết kế lại răng sứ.

Sau khi có răng mới bác sĩ sẽ thử răng sứ để điều chỉnh cho chính xác nhất, cuối cùng là lắp răng sứ lên và gắn răng sứ với răng thật bằng keo nha khoa để hoàn tất quá trình điều chỉnh răng sứ bị kênh, cộm.

Lựa chọn nha khoa uy tín tránh bọc sứ bị cộm

Thực tế thực trạng hiện nay, khách hàng đang bị bủa vây bởi quá nhiều quảng cáo. Do đó, việc tìm một cơ sở nha khoa uy tín gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, tâm lý muốn làm đẹp nhưng chỉ quan tâm về giá khiến nhiều khách hàng sau khi bọc sứ nhận được kết quả không như mong muốn.

Nha khoa Việt Smile với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm là địa chỉ uy tín của nhiều khách hàng. Chúng tôi cam kết khách hàng không bao giờ gặp tình trạng bọc răng sứ bị cộm khi thực hiện tại trung tâm.

Đây là 3 cam kết vàng khi bọc răng sứ tại Việt Smile:

  • Răng sứ nhập khẩu – Bảo hành chính hãng
  • Bọc sứ đúng kỹ thuật – không viêm – không hôi – không kênh cộm
  • Cam kết bằng văn bản rõ ràng – đảm bảo quyền lợi khách hàng

Chất lượng điều trị của Nha khoa Việt Smile đã được minh chứng qua sự tin yêu ủng hộ của đông đảo khách hàng tại Việt Nam cũng như kiều bào tại hải ngoại. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về răng sứ thẩm mỹ bạn hãy gọi ngay vào số hotline 1900 3331 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

5/5 - (3 bình chọn)

Trên đây là bài viết Lắp răng sứ bị kênh, cộm có sao không? Cách xử lý bọc sứ bị cộm mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc