Sún răng ở trẻ có nguy hiểm không? Hình ảnh sún răng ở trẻ không còn quá xa lạ, đặc biệt với những trẻ từ 1-3 tuổi. Bố mẹ cần thận trọng khi trẻ bị sún răng để đảm bảo sức khỏe cho bé. Theo dõi ngay kiến thức Nha khoa Việt Smile chia sẻ để hiểu thêm và phòng ngừa sún răng cho trẻ nhé.
1. Sún răng là gì?
Cấu tạo của răng gồm lớp vỏ cứng bên ngoài, sau đó đến men răng và ngà răng. Tuy nhiên, lớp men răng và ngà răng của trẻ em tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp và nhạy cảm nên rất dễ bị sâu, tổn thương. Khi men răng bị tổn thương, răng của trẻ sẽ dần bị mủn và tiêu đi, làm giảm thể tích thân răng. Tình trạng này được gọi là sún răng.
Thời gian bắt đầu thay răng của trẻ khoảng từ 5, 6 tuổi và hoàn thiện răng vĩnh viễn vào năm 12,13 tuổi. Bình thường trong vòng 6 – 12 tháng, mỗi chiếc răng sữa rụng đi sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế.
Nếu trẻ bị sún răng sớm hơn so với mốc thời gian thay răng thì sau khi mất răng, trong một khoảng thời gian trẻ sẽ không có răng thay thế, ảnh hưởng lớn tới việc nhai thức ăn và phát âm. Khi trẻ bị sún răng, răng sún sẽ mang trên mình những vi khuẩn có hại, không chỉ ảnh hưởng đến chính chiếc răng đó mà còn gây tác động xấu tới các răng vĩnh viễn và lợi.
Đồng thời, khi răng sún bị mòn dần làm ngà răng sữa lộ ra, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức khi ăn uống. Trẻ dễ quấy khóc và biếng ăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sau này của trẻ.
Trẻ bị sún răng cửa ngoài việc mất thẩm mỹ còn có nguy cơ nói ngọng. Nhiều trẻ bị sún răng phát âm không chuẩn so với trẻ răng bình thường. Điều này khiến trẻ ngại giao tiếp và không tự tin với mọi người xung quanh.
Tình trạng sún răng có thể làm thay đổi tiến trình mọc răng của trẻ, dẫn đến răng vĩnh viễn mọc lệch. Khi trẻ bị sún răng, tại vị trí sún lợi sẽ đóng nhanh hơn trước khi răng vĩnh viễn kịp mọc. Răng mọc lên gặp khó khăn có thể dẫn đến mọc lệch gây đau cho trẻ.
Sún răng là hiện tượng hay gặp nhất ở trẻ 1 – 3 tuổi, tuy không gây cảm giác đau nhức cho bé và chỗ bị sún thường nông, không sâu như lỗ răng sâu nhưng lại có diện tích rộng, màu đen hoặc nâu, đáy mềm ở những đợt tiến triển.
Sún răng có mức độ lan truyền nhanh chóng tới các răng khác nếu không được kiểm soát.
Hàm răng trẻ chỉ còn lại những mỏm răng nhỏ gần tụt xuống lợi, chân răng nằm sát lợi, gây ảnh hưởng tới chức năng nhai nuốt, giao tiếp của trẻ.
2. Nguyên nhân gây sún răng ở trẻ?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sún răng ở trẻ, trong đó các nguyên nhân thường gặp là:
– Bé ăn quá nhiều đồ ngọt như kẹo, bánh, các đồ ăn đồ uống chứa nhiều đường nhưng không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Khi đó, đường trong thức ăn sẽ bám vào răng, bị các vi khuẩn phân hủy tạo ra axit ăn mòn men răng, ngà răng.
– Chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu hụt canxi, flour, uống nhiều kháng sinh làm yếu men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn mòn răng gây sún răng.
– Lạm dụng thuốc kháng sinh chứa tetracyclin hay doxycycline, làm yếu men, ngà răng, dẫn đến răng bị vàng viễn viễn, rất khó để phục hồi lại.
– Răng của bé chưa được chăm sóc đúng cách, vi khuẩn có hại còn tồn đọng trong miệng tấn công vào men răng, gây sún răng.
– Trẻ mắc bệnh vàng da cũng ảnh hưởng tới chất lượng lớp vỏ răng
3. Phòng ngừa sún răng cho trẻ
3.1 Vệ sinh răng miệng đúng cách
Ở tuổi sơ sinh, cha mẹ dùng rơ lưỡi kết hợp cùng nước muối sinh lý vệ sinh sạch lưỡi và nướu cho bé. Khi răng sữa mọc lên, bạn vẫn có thể sử dụng cách này.
Khi bé lớn hơn, bạn có thể hướng dẫn bé dần dần cách đánh răng để bảo vệ nụ cười. Lưu ý chọn bàn chải lông mềm, khi chải răng cho bé phải chải theo hình tròn, chậm rãi tránh gây tổn thương đến phần nướu dẫn đến gây viêm.
- Luôn nhắc nhở bé đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
- Hướng dẫn bé đánh răng đúng cách
- Tập cho bé sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng
Bên cạnh đó, ba mẹ hãy khuyến khích uống nhiều nước sau khi ăn để rửa trôi các cặn thức ăn và vi khuẩn còn lại trên răng, tránh bị sún hoặc sâu răng.
3.2 Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé có một hàm răng khỏe mạnh.
+ Để răng đạt đủ độ cứng, bé cần được cung cấp đủ canxi, flour và các yếu tố vi lượng khác. Chất này có trong các thực phẩm như sữa tươi, trứng, cá, gan động vật…
+ Bổ sung rau xanh như rau bông cải xanh, cải xoăn… các loại rau có nhiều chất xơ giúp tiết nhiều nước bọt, tạo lớp màng khoáng ngừa sâu răng, sún răng.
+ Hạn chế ăn những loại đồ ăn có nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt có gas…
+ Tập và giúp cho bé phân biệt những thực phẩm có lợi và có hại cho răng.
+ Vệ sinh cho bé sau khi ăn, không ăn đồ ngọt ban đêm và sau khi đã đánh răng
3.3 Cẩn thận trong việc dùng thuốc
Hiện nay, không ít phụ huynh có thói quen tự mua thuốc kháng sinh không kê đơn ở ngoài, việc này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng mà còn có nhiều nguy cơ tới sức khỏe tổng thể của bé.
Thuốc kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc vàng răng, mủn răng ở trẻ. Do vậy, nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, dược sĩ thì cha mẹ tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc kháng sinh tetracycline hay doxycycline với bé.
3.4 Khám răng định kì cho trẻ
Ba mẹ nên cho bé đi thăm khám răng định kì 6 tháng/1 lần để theo dõi quá trình mọc, thay răng, phát hiện sớm những vấn đề về răng miệng để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Nếu trẻ không may bị sún răng, cha mẹ cần đưa bé đến ngay các bệnh viện, nha khoa uy tín hay các cơ sở khám chữa bệnh Răng – Hàm – Mặt để bé được điều trị kịp thời, ngăn chặn răng sún lan rộng gây nên các hệ quả nghiêm trọng về sau này. Sau khi điều trị khỏi cần duy trì các biện pháp phòng ngừa để tránh bị mắc lại.
Hi vọng với nội dung Nha khoa Việt Smile vừa chia sẻ quý phụ huynh đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho con em mình. Nếu trẻ được chăm sóc răng miệng đúng cách thì chắc chắn bé sẽ có một nụ cười khỏe mạnh.
Qúy phụ huynh có thể xem thêm nhiều kiến thức hữu ích về chăm sóc răng miệng tại kênh youtube của chúng tôi:
3 thói quen ảnh hưởng xấu đến xương hàm của trẻ
Trên đây là bài viết Sún răng ở trẻ có nguy hiểm không? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.