10 điều cần lưu ý khi điều trị răng cho thai phụ

Biên tập: Thu Huyền 25-11-2021 1190 lượt xem
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ninh Quang Tùng

Chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu là điều ngày càng gia đình cũng như các cặp vợ chồng chú trọng. Mẹ và gia đình cần thực hiện điều gì để đảm bảo sức khỏe tốt, để bé được sinh ra thuận lợi và có 1 khởi đầu hoàn hảo? Bên cạnh tăng sức đề kháng, chú  ý đến sức khỏe thể chất, tinh thần, mẹ cần quan tâm hơn đến vấn đề răng miệng. Nha khoa Việt Smile gửi đến quý bạn đọc 10 điều cần lưu ý khi điều trị răng cho thai phụ. Các ông bố, bà mẹ tương lai tuyệt đối không nên bỏ lỡ

 điều trị răng cho thai phụ
10 điều cần lưu ý khi điều trị răng cho thai phụ

Chữa tủy răng cho bà bầu

Răng sâu có nguy cơ lây lan làm ảnh hưởng trực tiếp đến tủy răng, gây đau nhức, viêm tủy, tủy hoại tử nếu không được phát hiện,điều trị sớm. Tủy răng chết có thể sẽ phát sinh ra các biến chứng như viêm quanh cuống răng, viêm xương, viêm hạch… rất nguy hại cho sức khỏe.

Chữa tủy răng cho bà bầu
Chữa tủy răng cho bà bầu có được không

Thông thường, các mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thì sẽ được khuyến nghị là không nên chữa tủy.

Nếu buộc phải điều trị tủy trong giai đoạn này, bác sĩ nha khoa khuyên sản phụ chọn thời điểm điều trị là vào 3 tháng giữa của thai kỳ( với trường hợp tủy đã chết). Đây là thời điểm mà sức khỏe thể chất và tinh thần của người mẹ đã ổn định, thai đã dần ổn định trong bụng mẹ. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành quy trình điều trị tủy tiêu chuẩn, làm sạch vi khuẩn trong tủy rồi trám kín ống tủy lại, tránh vi khuẩn xâm nhập.

Lưu ý, với trường hợp chưa chết tủy răng quy trình điều trị sẽ cần sử dụng thuốc gây tê, nhiều trường hợp cần chụp X-quang răng,sẽ không tốt cho thai nhi trong bụng nên không được khuyến khích trong giai đoạn này.

Nhổ răng khi mang thai

Nhổ răng là việc loại bỏ hoàn toàn chiếc răng đó ra khỏi xương hàm. Điều này chỉ được chỉ định khi răng của bạn bị hỏng chỉ còn lại chân răng. Hoặc là do sâu răng nghiêm trọng, tủy đã hỏng, hoại tử, không còn khả năng cứu chữa để bảo tồn răng. Lúc này, để bảo vệ cho các răng bên cạnh bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng

Tuy nhiên, tùy theo sức khỏe của mẹ bầu thì bác sĩ sẽ quyết định là nhổ ngay hoặc nhổ sau khi sinh.

Bà bầu có thể nhổ răng được không?
Bà bầu có thể nhổ răng được không?

Phụ nữ mang thai bị sâu răng

Vào giai đoạn mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ yếu hơn bình thường, răng – lợi vốn đang rất nhạy cảm sẽ dễ bị tổn thương hơn trước sự tấn công của vi khuẩn.

Thời kì mang bầu, người mẹ có những thay đổi về nội tiết tố, nồng độ hormone estrogen và progesterone tăng đột biến trong giai đoạn này khiến mẹ bầu rất dễ bị sưng lợi, bị sâu răng, viêm nha chu.

Răng bị sâu nếu không được can thiệp sớm sẽ dẫn đến viêm tủy gây đau nhức, tăng nguy cơ rụng răng sớm. Tình trạng sưng đau kéo dài có thể khiến người mẹ ăn không ngon, ngủ không yên. Cộng thêm hiện tượng ốm nghén, thường xuyên khó chịu, sức đề kháng suy yếu sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi.

Vậy nên, khi có dấu hiệu sâu răng bạn hãy tham khảo sự tư vấn của bác sĩ nha khoa để có biện pháp giảm thiểu, điều trị thích hợp. Tuyệt đối mẹ bầu không nên sử dụng các loại thuốc giảm đau khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Trám răng sâu cho mẹ bầu

Nếu răng sâu ở giai đoạn đầu, thai phụ có thể đến cơ sở nha khoa uy tín để hàn – trám răng trong 3 tháng giữa thai kỳ (còn gọi là tam cá nguyệt thứ 2 ). Bởi trám răng sâu không sử dụng thuốc tê, không cần chụp x quang nên mẹ bé và gia đình hoàn toàn có thể an tâm.

Khoảng từ tháng 13 – Tháng 18 là giai đoạn phù hợp nhất để  phụ nữ mang bầu có thể thực hiện trám răng. Bởi lúc này thai nhi đã phát triển ổn định, bác sĩ chuyên môn thực hiện việc điều trị răng sâu nhẹ cho mẹ đúng kỹ thuật, vật liệu tiêu chuẩn thì vẫn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Cách trị nhức răng cho bà bầu

Khi đau nhức, răng, người ta thường tìm đến các cách giảm đau bằng các “bài thuốc” dân gian. Mẹ bầu cũng có thể tham khảo 1 số phương pháp sau

Cách chữa nhức răng bằng muối

Không chỉ giúp khử trùng, nước muối ấm còn giúp giảm đau răng hiệu quả, nhanh chóng khi bà bầu bị đau nhức răng do sâu răng, viêm nướu.

Đây là cách giảm đau nhức được đông đảo mọi người áp dụng bởi nó đơn giản, có thể thực hiện hàng ngày, nguyên liệu có sẵn ngay trong gian bếp của gia đình.

Sau khi đánh răng, bạn hãy súc miệng lại với hỗn hợp nước muối trong khoảng 30 giây. Thực hiện đều đặn, cơn đau của bạn sẽ dịu đi, tình trạng sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.

chữa nhức răng hiệu quả
chữa nhức răng bằng muối là 1 mẹo được áp dụng nhiều

Chữa đau nhức, sâu răng bằng xương đùi gà

1 bài thuốc dân gian được ông cha ta áp dụng thường xuyên để chữa đau nhức răng, ngừa sâu răng phát triển đó là dùng thân của xương đùi gà trống.

Cách thức thực hiện như sau

Xương đùi gà trống 1 đôi (lấy khi mới làm thịt) đem đốt tồn tính (gần thành than), tán thành bột mịn. Hồ tiêu sao giòn, tán thành bột (lượng bằng xương gà). Hai thứ trộn đều, xát vào chỗ chân răng chảy máu hoặc chỗ bị sâu. Thuốc có tác dụng chữa chảy máu chân răng, sâu răng.

Tất cả những cách giảm đau khi sâu răng kể trên đều có tác dụng  giảm đau. Tuy nhiên, nó chỉ có thể giảm đau tạm thời và không thể  khắc phục được tình trạng đau kéo dài. Để biết hướng khắc phục và những giải pháp điều trị sâu răng phù hợp, bạn nên đến trực tiếp nha sĩ để được thăm khám và định hướng giải pháp điều trị sâu răng hiệu quả.

Chữa nhức răng cho thai phụ bằng tỏi

Tỏi có tính sát khuẩn nên sẽ giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng. Các chất có trong tỏi tươi giã nát có khả năng ức chế hơn 70 loại vi khuẩn.

Đem tỏi nghiền nát và trộn với ít muối để đắp vào vùng răng sâu đau. Sử dụng gừng thường xuyên giúp giảm đau do sâu răng.

Trị nhức răng bằng tỏi
Trị nhức răng bằng tỏi cũng được nhiều phụ nữ áp dụng

Chữa sâu răng bằng gừng

Gừng có tính kháng viêm nên cũng có công dụng làm giảm đau. Trong thành phần của gừng có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên giúp chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.

Bạn có thể giã nát gừng hoặc tỏi rồi đắp trực tiếp lên phần răng bị sâu để các hoạt chất tác động vào răng và giúp giảm đau. Bạn làm như vậy vài lần trong ngày là sẽ thấy hiệu quả.

Hầu hết các cách chữa đau nhức răng cho bà bầu từ nguyên liệu tự nhiên chỉ có thể giúp giảm đau, kháng viêm trong một thời gian mà không thể chữa khỏi hoàn toàn, dứt điểm bệnh lý.

Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyên phụ nữ mang thai khi gặp vấn đề răng miệng, nhất là sâu răng nên sớm tới các cơ sở nha khoa để được thăm khám kĩ lưỡng, tư vấn phương án điều trị thích hợp, tránh để tình trạng bệnh càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Có nên lấy cao răng khi đang mang thai không?

Thời kỳ mang thai cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi có thể dẫn đến một số ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn, bạn dễ bị viêm lợi, chảy máu răng hơn bình thường.

Tuy nhiên, mọi việc đều nằm trong tầm kiểm soát của nha sĩ khi bạn thực hiện lấy cao răng định kỳ.

Bác sĩ Nha khoa Việt Smile khuyến khích tất cả mẹ bầu nên tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng trước khi có ý định mang bầu để đảm bảo rằng thai nhi phát triển tốt và khỏe mạnh. Đồng thời, lấy cao răng khi mang thai cũng là điều cần thiết giúp phòng tránh các bệnh lý răng miệng.

Thai phụ có thể an tâm cạo vôi răng bởi sẽ không cần dùng đến thuốc tê hay gây mê, cũng như bất kì loại thuốc uống nào.

Mẹ bầu nên chú trọng chọn cơ sở uy tín để lấy cao răng an toàn nhé.

Bác sĩ chia sẻ kiến thức về cao răng cho bạn

Thai phụ có tẩy trắng răng được không?

Tẩy trắng răng là quá trình dùng hợp chất có Peroxide thoa lên bề mặt của răng, dựa trên sự  phóng thích oxy nguyên tử để làm trắng răng. Thuốc tẩy trắng sẽ thấm sâu vào lớp men, qua đó cải thiện màu sắc của răng nhiễm màu, xỉn vàng, ố màu cho răng trắng sáng hơn 1 cách tự nhiên. Tẩy trắng răng có thể đạt được bằng cách thay đổi màu sắc bên trong hoặc bằng cách loại bỏ và kiểm soát sự hình thành của các vết bẩn bên ngoài.

Phương pháp tẩy trắng răng phù hợp với khách hàng mong muốn sở hữu nụ cười trắng sáng hơn hay những ai có hàm răng ố vàng, xỉn màu, nhiễm màu kháng sinh bởi khi được thực hiện tại cơ sở đảm bảo, bạn có thể yên tâm tẩy trắng không gây hư hại đến men răng cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, có 1 số trường hợp không nên tẩy trắng răng trong đó có thai phụ và phụ nữ cho con bú. Bởi khi mang bầu là giai đoạn khá nhạy cảm, Hormone trong cơ thể người phụ nữ cũng có nhiều thay đổi, môi trường PH trong khoang miệng cũng vậy. Thực tế, trong giai đoạn mang bầu, bạn thường có tâm lý lo lắng, mệt mỏi.

Mang thai có tẩy trắng răng được không
Mang thai có tẩy trắng răng được không?

Thời kì mang thai, hormone nữ tăng cao dễ gây viêm nướu hơn bình thường, đây là nguyên nhân gây ra viêm nha chu. Đặc biệt,  khi mang thai, mẹ bị viêm nha chu sẽ khiến lượng canxi bé hấp thụ từ mẹ giảm sút, đây  được xem là 1 trong những nguyên nhân gây chuyển dạ sớm, sinh non, khiến bé nhẹ cân.

Thiếu hụt can xi, răng miệng nhạy cảm khiến răng trở nên yếu hơn bình thường, trở nên ố vàng. Do vậy,  nha sĩ khuyên bạn nên thăm khám răng trước khi mang thai để chuẩn bị tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi giai đoạn tới. Với trình độ chuyên môn đã được tích lũy, những lời khuyên từ bác sĩ là thông tin hữu ích và chính xác nhất cho bạn.

Tóm lại, thay vì tìm cách làm trắng răng khi mang thai, bạn nên ăn uống những thực phẩm bổ sung lượng canxi đầy đủ, bổ sung các chất cần thiết để răng lợi luôn chắc khỏe,đồng thời đến nha khoa kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng và lấy cao răng, phòng ngừa nguy cơ tiềm ẩn về bệnh lý răng miệng. Điều này, không chỉ tốt cho mẹ mà còn quyết định sức khỏe răng miệng của bé sau này.

Bác sĩ nha khoa tại Nha khoa Việt Smile khuyến cáo: Nếu bạn vẫn muốn thực hiện tẩy trắng răng thì nên đợi sinh em bé xong từ 3 đến 6 tháng để cơ thể hồi phục và ổn định trở lại.Lúc này với sức khỏe ổn định và tâm lý thoải mái, bạn hoàn toàn có thể thực hiện tẩy trắng răng hoặc làm răng sứ thẩm mỹ để hàm răng sáng, nụ cười hoàn hảo hơn.

Bà bầu có niềng răng được không?

Niềng răng là phương pháp được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn để khắc phục những khuyết điểm về hàm răng hô/móm, khấp khểnh hay răng thưa, sai khớp cắn… Thời gian niềng răng thường kéo dài từ 18 – 24 tháng, với các trường hợp không quá phức tạp bạn chỉ cần 11 tháng, 14 tháng để có 1 hàm răng đều đẹp.

Bà bầu có niềng răng được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, điều trị răng cho thai phụ nói chung và niềng răng nói riêng liên quan chặt chẽ đến sức khỏe của cả mẹ và em bé, bởi vậy nên bạn cần nghe tư vấn kĩ càng từ bác sĩ chỉnh nha.

Trước khi chỉnh nha bạn cần phải chụp X-quang để có dữ liệu chính xác về răng cũng như xương hàm, từ đó bác sĩ xác định được nguyên nhân, mức độ lệch lạc và lập kế hoạch chỉnh nha chi tiết cho bạn.

niềng răng bà bầu
Khách hàng Việt Smile niềng răng – mang thai – chuẩn bị tháo niềng

Do đó, chị em có dự định sinh em bé hoặc hoặc đang niềng răng nghi ngờ, phát hiện mình mang thai hãy nhanh chóng thông báo và trao đổi kĩ lưỡng cùng bác sĩ điều trị. Khi đó, bác sĩ xem xét đưa ra các chỉ định niềng răng, gắn khí cụ, chụp X-quang, nhổ răng… phù hợp.

Niềng răng có ảnh hưởng đến việc mang thai không?

Giải đáp về vấn đề niềng răng và việc mang thai, các bác sỹ chuyên sâu tại Trung tâm Niềng răng Việt Smile cho hay:

  • Niềng răng chỉ sử dụng khí cụ như mắc cài, dây cung hoặc khay niềng để đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm.
  • Răng được di chuyển từ từ và không bị xâm lấn hay ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể
  • Niềng răng không cần sử dụng thuốc nên bạn có thể yên tâm khi niềng răng

Niềng răng có ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ mang thai không?

Niềng răng trước khi có bầu có được không?

Rất nhiều chị em muốn cải thiện tình trạng răng hô, móm, chen chúc, lệch lạc của mình mong muốn tận dụng thời gian mang bầu để niềng răng. Dù có đeo niềng lộ 1 chút, có khi béo lên 1 chút cũng không sao, bầu bí thì gom đủ combo trùng tu bộ nhá để sau thời kì mang thai, sinh đẻ xong là răng đã ổn định, nhiều bạn được tháo niềng có răng đẹp, cười rạng rỡ.

Bởi vậy, Nha khoa Việt Smile đã nhận được rất nhiều thắc mắc, chia sẻ của nhiều nữ khách hàng về kế hoạch có bầu, em chuẩn bị mang thai liệu có niềng răng được không bác sĩ. Câu trả lời có, việc niềng răng trước khi có bầu là hoàn toàn khả thi.

  • Miễn là việc chụp X-quang được tiến hành trước khi có thai và bạn không mắc các biến chứng mang thai khác thì việc niềng răng có thể thực hiện được.
  • Nếu ca chỉnh nha có chỉ định phải nhổ răng thì bác sĩ sẽ nhổ răng trước khi bạn mang bầu.

Đang niềng răng mà mang thai thì phải làm sao?

Trong thời gian niềng răng, chị em phụ nữ vẫn có thể mang thai.

Tuy nhiên, trong thai kì là giai đoạn đặc biệt của người phụ nữ, nên bất kỳ can thiệp nào cũng cần phải xem xét kỹ, ưu tiên sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, quá trình niềng răng thường kéo dài ít nhất 1 năm nên thời gian sinh em bé việc niềng răng có thể sẽ bị gián đoạn.

Đang niềng răng có bầu được không
Đang niềng răng có bầu được không là băn khoăn của nhiều người

Tùy thể trạng sức khỏe người mẹ và tình trạng răng mà nha sĩ sẽ quyết định đình chỉ hoặc tiếp tục quá trình niềng răng, giảm lực siết răng hoặc tháo bớt mắc cài để thai phụ thoải mái và điều dưỡng sức khỏe.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và thai nhi, bạn nên đến trung tâm nha khoa uy tín như Nha khoa Việt Smile để tiến hành thăm khám để được bác sĩ tư vấn và giải đáp tường tận. Lựa chọn được địa chỉ tin cậy không chỉ giúp bạn an âm niềng răng mà còn giúp bạn có được hàm răng khỏe đẹp, khớp cắn lí tưởng và nụ cười duyên dáng.

Đảm Bảo Sức Khỏe Răng Miệng Khi Đang Mang Thai

Ăn uống cho thai phụ

Chăm sóc sức khỏe răng miệng trước và trong thời kì mang thai có ý nghĩa rất quan trong đối với sự phát triển của thai nhi. Do đó, bạn vẫn cần bổ sung đầy đủ các chất cần thiết để răng lợi luôn chắc khỏe.

Theo đó, để cho cơ thể được đủ chất, thì đối với các chất protein, sắt, các loại Canxi, Vitamin bạn cần phải bổ sung.

Nha khoa Việt Smile có thể gợi ý thêm cho bạn:

  • Các loại trái cây có múi như bưởi, cam, quý có chứa lượng Vitamin C dồi dào.
  • Thịt bò và súp lơ là 1 gợi ý cho thực phẩm chứa nhiều sắt. Các loại đậu cung cấp lượng Protein khá tốt cho bạn.
  • Canxi rất cần thiết cho quá trình phát triển, tạo nên hàm răng chắc khỏe vì vậy trong chế độ dinh dưỡng, người mẹ chớ quên bổ sung các loại tôm tép, cua, cá, hải sản…
  • Bà bầu đừng quên ăn nhiều trái cây, rau củ như rau diếp, cà rốt, rau cải chíp… có tác dụng giúp làm sạch các cặn bã bám quanh răng, làm giảm chất kiềm ở răng, có lợi cho tuần hoàn máu quanh răng và giúp răng chắc khỏe.

Thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học khi mang thai là vô cùng cần thiết để người mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé được phát triển toàn diện. Để đảm bảo về dinh dưỡng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên sâu tại cơ sở uy tín để có lời khuyên tốt nhất.

Chú ý mẹ bầu nên hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe, Nếu bạn đang mang bầu bạn không nên dùng các loại chất kích thích như rượu, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá. Mặt khác, thời gian đầu có thể nhiều chị em sẽ gặp phải tình trạng ốm nghén, thay vì nhịn ăn, phụ nữ mang bầu nên chia nhỏ bữa ăn và thay đổi cách chế biến thực phẩm.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai, nếu bạn chọn các bài tập thể dục để tăng cường sức khỏe thì nên lựa chọn quần áo rộng và thoáng khí, chọn những động tác nhẹ nhàng, chú ý về thời lượng tập vừa phải theo từng giai đoạn bầu, tránh vận động quá sức.

Chăm sóc răng cho bà bầu

Mẹ bầu cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày

Dùng chỉ nha khoa hàng ngày để làm sạch mảnh vụn thức ăn

Thực hiện mát – xa nướu giúp tăng khả năng lưu thông máu..

Phụ nữ mang thai có thể súc miệng bằng nước muối

Thăm khám nha khoa định kỳ

Duy trì lịch khám răng định kỳ trước và trong khi mang thai để kiểm tra, theo dõi sức khỏe răng miệng tốt nhất

Lấy cao răng để bác sĩ vệ sinh răng sạch sẽ, phòng bệnh viêm lợi, sâu răng và các bệnh lý khác

Hy vọng những lưu ý trên đây sẽ giúp cho những ai sắp làm mẹ, đang trong thai kỳ có những thông tin hữu ích, từ đó luôn có sức khỏe răng miệng khỏe mạnh trong, tạo điều kiện cho trẻ được sinh ra và phát triển toàn diện nhất. Nếu bạn vẫn còn điều gì chưa rõ, hãy liên hệ ngay cho Việt Smile để được bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trên đây là bài viết 10 điều cần lưu ý khi điều trị răng cho thai phụ mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc